10 món hấp dẫn, tốt cho sức khỏe từ cá bông lau

Cá bông lau là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có thai và nuôi con bú, người già sa sút trí não,…

Cá bông lau là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có thai và nuôi con bú, người già sa sút trí não, tiểu đường, tim mạch huyết áp, sinh lý yếu, chứng mệt mỏi, gầy sút, khí huyết hư dùng đều tốt… Sau đây là một số món ăn bài thuốc dược thiện có tác dụng trị bệnh:

1. Canh chua cá bông lau: cá bông lau, dứa, cà chua, dọc mùng, giá đậu, rau đắng, rau ngổ, hành lá, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ hư, dưỡng khí huyết… Trị chứng ngoại cảm, nội thương, mới ốm dậy mệt mỏi, ăn kém, gầy sút, người cao t.uổi sa sút trí tuệ, gầy sút.

10 mon hap dan tot cho suc khoe tu ca bong lau 96ba54

Cá bông lau.

2. Canh cá bông lau nấu đậu rồng: cá bông lau, đậu rồng, cà chua, rau ngổ, mùi tàu, giá đậu, hoa chuối, dứa, me, hành, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ khí huyết, dưỡng trí não… Món này rất thích hợp cho người già suy nhược mệt mỏi khó lên cân, t.rẻ e.m còi coc, cho phụ nữ có thai, các chứng khí huyết hư.

3. Cá bông lau kho nghệ: cá bông lau, thịt giò heo, nghệ, hành, tiêu, đường, dầu ăn gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ thông bổ khí huyết… Thích hợp với sản phụ sau sinh thiếu sữa, tỳ vị hư ăn kém, mệt mỏi gầy sút, khí huyết hư.

4. Lẩu cá bông lau: cá bông lau, xương heo, giá đậu, bông s.úng, rau đắng, đậu bắp, bạc hà, cà chua, dứa, me, ớt, rau ngổ, mùi tàu, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng: bổ khí huyết, ích tỳ thận… Chữa chứng ăn ngủ kém mệt mỏi, nam n.ữ s.inh lý yếu, lao động mệt nhọc ăn không ngon.

5. Cá bông lau kho rau răm: cá bông lau, rau răm, thịt ba chỉ, hành lá, tỏi, tiêu, muối, đường, mắm, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, thêm khí huyết… Trị chứng tỳ hư ăn kém, suy nhược, phụ nữ sau sinh nuôi con ít sữa, người già mệt mỏi khó lên cân do thiếu đạm.

6. Cá bông lau nấu rau cân: cá bông lau, cà chua, rau cần, thì là, rau ngổ, mùi tàu, gia vị vừa đủ nấu canh nhúng rau diếp ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, sinh tân dịch… Trị chứng thiếu m.áu ở người già, trí nhớ giảm, gầy sút khó lên cân, ngăn ngừa tim mạch huyết áp…

7. Cá bông lau om chuối đậu: cá bông lau, chuối xanh, đậu phụ, thịt chân giò lợn, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ khí, dưỡng huyết, sinh tân… Trị chứng âm huyết hư, miệng khô khát, tiểu đường gầy ốm sụt cân.

8. Cá bông lau rau nhút: cá bông lau, cà chua bi, rau nhút, rau ngổ, khế, sả, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ hư, mát huyết sinh tân… Thích hợp cho người mắc chứng huyết hư thiểu năng tuần hoàn não, ù tai, miệng khô khát, phong thấp nhức mỏi, mụn nhọt, lở ngứa.

9. Cá bông lau om dưa chua: cá bông lau, dưa muối chua, cà chua, hành, tiêu, ớt gia vị vừa đủ om ăn. Công dụng: kiện tỳ, thanh nhiệt, sinh tân, bổ khí huyết… Trị chứng can huyết hư, ăn kém, váng đầu hoa mắt, miệng khô, gầy sút.

10. Canh chua cá bông lau Nam bộ: cá bông lau, thơm, me, cà chua, dọc mùng, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh nhúng giá sống ăn. Công dụng: bổ khí huyết, thanh hỏa ngũ tạng… Trị chứng ngoại cảm nội thương người mệt mỏi, ăn không ngon, hiếm muộn, gầy sút, khí huyết hư.

Theo SKĐS

Những tư thế ngủ gây hại sức khỏe, tùy thể trạng mà tránh

Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều bệnh như béo phì, bệnh tim, chứng sa sút trí tuệ, tiểu đường, rụng tóc…. Tuy nhiên, ít người biết rằng một trong những căn nguyên của thiếu ngủ và mắc bệnh là do tư thế ngủ không đúng.

nhung tu the ngu giet hai suc khoe tuy the trang ma tranh 3861e2

Ảnh minh họa: Internet

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mỗi tư thế ngủ, dù là nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp, đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn. Chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vào ngày hôm sau mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của não và góp phần gây ra các rối loạn não như chứng mất trí, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson…

Gây trào ngược dạ dày thực quản

Nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc khiến những người có t.iền sử mắc bệnh này nặng hơn. Nguyên nhân là do khi nằm ở những tư thế này, van ngăn axit ở dạ dày bị mất kiểm soát, khiến axit và thức ăn chưa kịp tiêu hóa trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng, ợ chua, khó chịu, hôi miệng và đôi khi là đau tức ngực.

Nếu những ai đang nằm nghiêng phải hoặc nằm ngửa mà gặp tình trạng này thì tốt nhất bạn nên nằm nghiêng về bên trái. Bởi ở tư thế này, dạ dày nằm ở vị trí thích hợp khiến thức ăn sẽ ở yên trong dạ dày, không bị đẩy ngược lên và trào ra khỏi van thực quản.

Gây ảnh hưởng cột sống

Theo các chuyên gia, ngủ nghiêng bên phải có thể là nguyên nhân gây đau lưng mãn tính. Bởi khi nằm ở tư thế này suốt đêm, phần lớn trọng lượng của cơ thể sẽ dồn lên lưng và cột sống, gây ra đau lưng.

Vì vậy, nếu nằm nghiêng bên phải mà cảm thấy lưng bị tê nhức thì tốt nhất bạn hãy thay đổi tư thế ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất để giảm đau lưng là nằm ngửa và đặt một chiếc gối dưới vùng xương chậu hoặc nằm nghiêng và kẹp thêm một chiếc gối ở giữa hai chân.

nhung tu the ngu giet hai suc khoe tuy the trang ma tranh 2a34ab

NẢnh minh họa: Internet

Gặp các vấn đề về cổ

Khi nằm sấp, bạn buộc phải nghiêng đầu sang một bên để thở. Tuy nhiên, tư thế ngủ này có thể gây ra một số bệnh mãn tính liên quan tới cổ như thoát vị đĩa đệm, vì đầu và cột sống của bạn không thẳng hàng và cổ của bạn bị ép xoay nghiêng sang một bên. Trong khi đó, hệ thống tủy sống lại được bảo vệ bởi đĩa đệm nên ngủ sai tư thế có thể làm hỏng các phần gelatin của những đĩa đệm đó, dẫn đến cơn đau mãn tính.

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên tốt nhất cho cơ thể nên các bác sĩ khuyên rằng, những người có t.iền sử đau cột sống mãn tính do viêm khớp nên nằm ngủ ở tư thế này. Cách tốt nhất là bạn nằm hơi nghiêng người và lót dưới cổ một chiếc gối xốp hoặc kê thêm gối dưới cánh tay để làm giảm trọng lượng và áp lực lên cổ.

Gây hại xương chậu

Trong khi ngủ, chân có xu hướng di chuyển lên xuống. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy khi thức dậy, bộ phận này nâng cao gần tới ngực, dẫn đến hiện tượng một chân cao chân thấp hoặc cả hai chân cùng co lên. Tư thế này rất tốt cho những người bị đau lưng, nhưng lại khiến cơ thể mất đồng đều, gây hại cho xương chậu.

Nằm ngửa, 2 tay hai bên người

Ưu điểm: Đây thường được coi là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khoẻ của cột sống vì lưng vẫn thẳng, giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống, do đó ngăn ngừa đau ở cổ và lưng.

Ngoài ra, ngủ trên lưng làm giảm acid reflux, giúp duy trì hình dáng bộ ngực và giảm thiểu nếp nhăn trên khuôn mặt.

Nhược điểm: Những người nằm ngủ ở tư thế này thường gặp vấn đề phổ biến liên quan đến ngáy. Khi nằm ngửa, trọng lực buộc cơ của lưỡi hạ xuống vào đường thở. Điều này cản trở việc hít thở và gây ra ngáy ngủ.

Giải pháp: Nếu bạn ngáy ngủ và gặp các vấn đề về hô hấp khi nằm ngửa thì có thể kết hợp với tư thế ngủ nằm nghiêng. Khi nằm ngửa bạn có thể dùng một cái gối lớn ở dưới đầu gối để tạo đường cong tự nhiên dưới lưng và dễ ngủ hơn.

nhung tu the ngu giet hai suc khoe tuy the trang ma tranh 2d202f

Ảnh minh họa: Internet

Nằm ngửa, tay giơ lên

Ưu điểm: Đây được coi là vị trí tốt nhất cho cả sức khỏe của cột sống và cổ. Nó đặc biệt ít gây áp lực lên đĩa đệm cột sống nên có thể ngăn ngừa đau cột sống và cổ.

Ngoài ra, nó giúp làm giảm acid reflux, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản vì đầu được nâng lên và dạ dày phía dưới thực quản. Tư thế ngủ “sao biển” này cũng ngăn ngừa các nếp nhăn trên da.

Nhược điểm: Tư thế này có thể dẫn đến vấn đề ngáy ngủ. Ngoài ra, nâng cánh tay lên trên đầu có thể gây ra đau do áp lực lên dây thần kinh ở vai.

Giải pháp: Tránh sử dụng gối khi ngủ ở tư thế này để cho đầu, cổ và xương sống được nghỉ ngơi ở vị trí trung lập. Điều này sẽ không gây thêm áp lực lên những khu vực đó trong suốt giấc ngủ của bạn.

Nằm nghiêng, tay ở bên thân

Ưu điểm: Đây là tư thế ngủ lý tưởng cho cột sống vì nó nhận được hỗ trợ hoàn toàn theo đường cong, nhờ đó không chỉ ngăn ngừa đau lưng và cổ mà còn làm giảm nguy cơ ngưng thở khi ngủ, giảm sự ngáy ngủ. Đây cũng là vị trí ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai.

Nhược điểm: Ở tư thế này, chân ở phía trên không được hỗ trợ đầy đủ nên rất có thể dẫn đến đau lưng và đau hông về sau. Ngoài ra, ngủ nghiêng cũng có thể dẫn đến lão hóa da (nếp nhăn trên da và làm cho ngực nhỏ đi) do trọng lực đè lên. Nó thậm chí cũng dễ gây đau cổ.

Giải pháp: Vì tư thế này có thể gây ra đau cổ, nên bạn hãy sử dụng gối dày để hỗ trợ dưới cổ. Nên chọn gối có vỏ là satin để ngăn ngừa nếp nhăn trên khuôn mặt. Ngoài ra, đặt một cái gối giữa hai đùi cũng giúp hỗ trợ cho chân bên trên tốt hơn.

nhung tu the ngu giet hai suc khoe tuy the trang ma tranh 71b42b

Ảnh minh họa: Internet

Nằm nghiêng, tay đưa ra ngoài

Ưu điểm: Tư thế ngủ này ngăn ngừa đau lưng và cổ. Ngoài ra, nó giúp giảm ngáy ngủ, ngăn ngừa ợ nóng, trào ngược axit dạ dày thực quản và ít tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Không chỉ vậy, tư thế ngủ này thậm chí còn cho phép cơ thể loại bỏ chất thải từ não một cách hiệu quả hơn và giảm nguy cơ phát triển các rối loạn não như bệnh Alzheimer và Parkinson.

Nhược điểm: Ngủ nghiêng dễ cản trở dòng chảy của m.áu và gây áp lực lên dây thần kinh, có thể gây đau ở vai và cánh tay. Dây thần kinh bị nén cũng có thể gây căng thẳng đối với các cơ quan nội tạng như dạ dày, gan và phổi, có thể gây khó chịu. Nếu nằm mãi ở tư thế ngủ nghiêng sẽ tăng nguy cơ bị xệ ngực và lão hóa da sớm, đặc biệt là da mặt bên bị đè xuống gối.

Giải pháp: Chọn một chiếc gối bằng satin để giảm nguy cơ nếp nhăn trên khuôn mặt. Để hỗ trợ cho chân trên, bạn có thể đặt gối giữa đầu gối. Tuy nhiên, để giảm sự khó chịu trên cánh tay, bạn nên chuyển sang tư thế “Đăng nhập”.

Ngủ nghiêng tư thế “thai nhi”

Ở tư thế này, bạn nằm nghiêng, cuộn người, đầu gối co lên ngực và cằm cúi xuống.

Ưu điểm: Tư thế này làm giảm ngáy ngủ ở mức độ đáng kể. Đây cũng là tư thế tốt cho phụ nữ mang thai. Nằm tư thế “Thai nhi” nghiêng về bên trái đặc biệt có thể giúp làm giảm trào ngược axit dạ dày thực quản vì nó sẽ giữ cho dạ dày ở dưới thực quản.

Nhược điểm: Mặc dù vị trí này có thể giúp bạn cảm thấy khá thoải mái trong khi ngủ nhưng nó có thể gây ra nhiều căng thẳng trên cổ và lưng, dẫn đến chứng đau nghiêm trọng ở cổ và lưng, chẳng hạn như đau thần kinh hông.

Thêm vào đó, cuộn người lại khi ngủ sẽ làm căng lưng và khớp cũng như gây ra một số vấn đề như cản trở hơi thở, sớm xuất hiện nếp nhăn và xệ ngực.

Giải pháp: Những người thích ngủ ở vị trí này nên sử dụng một chiếc gối vững chắc để hỗ trợ đầu. Ngoài ra, gối phải đủ cao để giữ đầu ở vị trí trung tính. Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng và áp lực lên cổ để tránh đau cổ, đau cơ và cứng khớp. Nếu bạn thường xuyên ngủ ở tư thế này thì nên thay đổi bên sẽ tốt hơn.

Việc uốn cong bên trái dễ gây căng thẳng cho các cơ quan quan trọng như gan, phổi và dạ dày, vì vậy, nếu bạn chọn tư thế “thai nhi” khi ngủ thì nên nghiêng về bên phải.

Nằm sấp

Nhược điểm: Nằm sấp bị coi là tư thế ngủ tồi tệ nhất vì tạo ra nhiều áp lực lên cột sống. Nằm sấp không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống mà còn gây căng thẳng trên phần thắt lưng cũng như các khớp khác và cơ bắp, dẫn đến đau đớn và tê liệt.

Nghiêng đầu về một bên hoặc úp mặt xuống gối có thể gây căng cổ và hạn chế hô hấp, cản trở lưu thông m.áu. Vậy nên, tư thế này không được khuyến cáo dành cho những người bị đau cổ hoặc đau lưng.

Đối với người béo phì, kiểu ngủ này gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng như phổi. Thêm vào đó, ngay cả sau khi ngủ ngon ở tư thế nằm sấp, bạn vẫn dễ cảm thấy đau hoặc cứng cổ vào ngày hôm sau.

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Thần kinh (The Neurology) đã cho thấy những người bị chứng động kinh thường có khả năng c.hết bất ngờ khi ngủ ở tư thế nằm sấp.

Giải pháp: Nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ, hãy thử ở tư thế nằm nghiêng và đặt 1 cái gối giữa bụng và đệm. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn so với ngủ úp trực tiếp bụng lên đệm.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *