Uống trà xanh theo cách này cực độc, hại hơn mắc ung thư

Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự phá hủy tế bào, phòng bệnh tim mạch, ung thư và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu uống không đúng thời điểm hoặc người uống trà xanh có bệnh lý thiếu m.áu, tiểu đường… thì sẽ rất nguy hiểm.

uong tra xanh theo cach nay cuc doc hai hon mac ung thu 9dcdf5

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng tới dịch tiết dạ dày nếu uống ngay sau bữa ăn

Uống trà xanh ngay sau bữa ăn là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người Việt Nam đang mắc phải.

Th.BS dinh dưỡng Nguyễn Thị Hải cho rằng cần phải bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau bữa ăn vì trong trà có chứa chất tannin có thể gây rối loạn tiêu hóa. Kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Với người có bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản rối loạn tiêu hóa khiến cho bệnh nhân đau nhiều hơn.

Không uống trà xanh khi đói

Để không biến trà xanh thành thuốc độc, điều đầu tiên cần nhớ là: Không uống trà xanh khi đói. Thực tế, trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Chính vị chua này khiến người uống trà mất cảm giác ngon miệng, ăn ít đi và cơ thể cũng hấp thụ thức ăn kém hơn.

Khi dạ dày trống rỗng mà uống trà xanh, trong trà có chất chát sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị, gây ra cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt chóng mặt, rất khó chịu. Bên cạnh đó, cũng không uống trà quá nóng hay quá đặc. Uống trà xanh nóng trên 60 độ C gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày; nhiệt độ lý tưởng để uống trà chỉ dao động từ 45 – 50 độ C là vừa. Uống trà quá đặc cũng không tốt cho sức khỏe vì trà chứa hàm lượng caffein và tannin, hàm lượng cao dễ gây đau đầu, mất ngủ.

Trong trường hợp ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo (dầu, mỡ), đạm nếu uống trà xanh sẽ gây ra tình trạng táo bón do khó tiêu.
Ngoài ra, không nên uống trà xanh khi đói bụng gây tăng tiết dịch axit tổn thương hệ thống tiêu hóa.

uong tra xanh theo cach nay cuc doc hai hon mac ung thu 9cfdda

Ảnh minh họa: Internet

Không uống trà quá nhiều

Phụ nữ khi mang thai tuyệt đối không uống đến tách trà thứ hai trong ngày; một ly trà xanh có chứa nhiều caffeine nếu cứ uống nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Dù hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày thì người bình thường cũng có thể tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, mất ngủ, chứng run…

Trà xanh còn ức chế cơ thể sử dụng canxi, khiến người uống dễ bị loãng xương. Ngoài ra, lượng catechin có trong trà xanh khiến người uống có thể bị thiếu sắt, từ đó dẫn đến thiếu m.áu. Nếu bạn là người nghiện uống trà xanh, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C vào bữa ăn hàng ngày.

Không uống trà quá đặc

Trà xanh có hàm lượng tannin và caffeine cao nên uống quá đặc sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, buồn ngủ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không uống trà xanh vào ban đêm

Chất caffeine trong trà xanh sẽ khiến bạn mất ngủ, vì vậy tốt hơn hết không nên uống trà xanh vào ban đêm. Ngoài ra, buổi sáng sau khi thức dậy cũng không phải là thời điểm thích hợp để uống trà xanh vì lúc này bụng của chúng ta đang rỗng.

uong tra xanh theo cach nay cuc doc hai hon mac ung thu 4e08f0

Ảnh minh họa: Internet

Không dùng trà xanh để uống thuốc

Việc này vốn là hành động thiếu khoa học, có thể gây kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể, không những khiến thuốc giảm tác dụng mà còn gây rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm cho gan. Thêm vào đó, không uống trà 20-30 phút trước và ngay sau bữa ăn. Khi lượng protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna gây ra quá trình kết tủa, gây khó tiêu và giảm khả năng hấp thụ chất sắt cũng như protein.

Không uống nếu sức khỏe yếu

Người có thể mệt mỏi thiếu m.áu, da xanh tuyệt đối không uống trà xanh. Theo chuyên gia dinh dưỡng trong trà xanh có chứ tannin ảnh hưởng tới hấp thu sắt của cơ thể, khiến cho tình trạng thiếu m.áu trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ đang mang thai không nên uống trà xanh nhiều vì có thể làm ảnh hưởng tới việc hấp thu acid folic của cơ thể. Thiếu acid folic ở giai đoạn dưới 12 tuần t.uổi có thể gây dị tật cho thai nhi.

“Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp để bà bầu dùng nhiều. Bà bầu lạm dụng trà có thể gây ra tình trạng thiếu m.áu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, sinh non, thiếu cân…”, bác sĩ Hải khuyến cáo.

uong tra xanh theo cach nay cuc doc hai hon mac ung thu 4dc72d

Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên uống trà xanh

Mặc dù trà xanh rất tốt cho sức khỏe và có khả năng ngăn ngừa ung thư nhưng không phải ai cũng hợp để uống trà. Những người mắc cao huyết áp, táo bón, sỏi thận, loét dạ dày… không nên uống trà để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như người bị cao huyết áp uống trà xanh sẽ khiến chất caffein trong trà kích thích tim đ.ập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.

Theo bác sĩ Hải bệnh nhân mắc bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường không nên uống trà xanh. Vì chất caffein có thể tham gia vào quá trình chuyền hóa và làm suy yếu chức năng gan.

Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp cho người già và trẻ nhỏ. Người già uống trà xanh có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Với trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất. Do các chất có trong trà xanh có thể gây ra phản ứng kết tủa với một số dinh dưỡng tăng tình trạng khó tiêu.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Trà xanh có thể biến thành “thuốc độc” nếu uống theo 9 cách này

Trà xanh là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số sai lầm trong khi uống trà xanh có thể biến đồ uống này thành “thuốc độc” gây nguy hại cho sức khỏe.

Uống trà xanh quá nóng

tra xanh co the bien thanh thuoc doc neu uong theo 9 cach nay 20c998

Uống trà xanh quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày (Ảnh minh họa)

Mặc dù một ấm trà xanh ngon phải được ủ từ nước đun sôi. Nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn thưởng thức trà xanh là dưới 56 độ C. Khi uống trà xanh quá nóng (trên 60 độ) có thể làm bỏng môi, bỏng lưỡi, tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày.

Uống trà xanh khi đói

Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay con gọi là hiện tượng “say trà”.

Uống trà quá đặc

Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

Uống trà vào buổi sáng sớm

tra xanh co the bien thanh thuoc doc neu uong theo 9 cach nay d158d3

Uống trà xanh vào buổi sáng sớm có thể gây mất nước (Ảnh minh họa)

Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.

Uống trà thay nước lọc

Mặc dù trà xanh được cho là tốt cho sức khỏe, nhưng một trong những tác dụng của trà xanh là lợi tiểu, vì vậy nó có thể gây ra hiện tượng mất nước. Tốt nhất, nên uống nhiều nước lọc hơn nếu bạn có thói quen uống trà xanh mỗi ngày.

Dùng nước trà xanh để uống thuốc

Nhiều người thường có thói quen dùng nước tà để uống thuốc, việc làm này là thiếu khoa học bởi có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan, gây rối loạn tiêu hóa.

Uống trà để qua đêm

tra xanh co the bien thanh thuoc doc neu uong theo 9 cach nay 1eb316

Uống trà xanh để qua đêm có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng trà pha để qua đêm sẽ bị mất các vitamin và chất dinh dưỡng. Trà để lâu cũng sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… sản sinh ra các chất độc hại. Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và gây bệnh tiêu hóa.

Uống trà pha đi pha lại nhiều lần

Uống trà pha đi pha lại nhiều lần không chỉ làm giảm độ ngon của trà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2.

Pha, ngâm trà quá lâu

Thói quen pha trà ngâm quá lâu làm cho trà tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi khuẩn và nấm dễ gây bệnh cho con người.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *