4 lưu ý giúp bé trải qua thời điểm giao mùa mà không cần sử dụng 1 viên thuốc nào

Bé bị cảm sốt trong thời điểm giao mùa là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng.

Tại sao trẻ hay bị cảm sốt trong thời điểm giao mùa?

Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ sụt giảm nhanh chóng, chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng và buổi tối lớn khiến sức đề kháng của bé kém đi. Trên thực tế, không chỉ vào đầu thu, ngay cả trong mùa hè, khi bạn đưa bé đi chơi quá sớm hoặc quá khuya và cho bé mặc quần áo mỏng, bé cũng dễ bị cảm, sốt.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa sáng và tối khiến sức đề kháng của bé giảm.Trẻ sơ sinh bị hen suyễn rất nhạy cảm với không khí lạnh, vì vậy, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ đúng cách.

4 luu y giup be trai qua thoi diem giao mua ma khong can su dung 1 vien thuoc nao d50 5253324

Muốn bé khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa, mẹ cần chú ý:

1. Cho trẻ uống nhiều nước

Vào thời điểm giao mùa, mẹ hãy cho trẻ uống nước ấm. Bạn có thể để một cốc nước ở cạnh giường để có thể cho bé uống sau khi thức dậy. Các bà mẹ đang cho con bú nên tăng cường uống nước một cách hợp lý. Đây cũng là cách đơn giản để tăng lượng nước trong sữa mẹ, bổ sung nước gián tiếp cho trẻ. Ngoài ra, với những bé đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cơ thể như lê, củ sen, nấm trắng, mồng tơi, củ cải, bắp cải…

4 luu y giup be trai qua thoi diem giao mua ma khong can su dung 1 vien thuoc nao 43d 5253324

2. Dưỡng ẩm nhiều hơn cho khoang mũi

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh. Chỉ cần trẻ dụi tay vào mũi cũng có thể gây vỡ mao mạch và gây c.hảy m.áu mũi.

Vào mùa thu, nếu mũi trẻ dễ bị c.hảy m.áu, bạn nên nhúng tăm bông vào một ít dầu thực vật sạch, tốt nhất là dầu ô liu rồi thoa lên hốc mũi của trẻ. Đây là cách hay để giữ ẩm mũi cho trẻ và ngăn ngừa vỡ mao mạch mũi.

4 luu y giup be trai qua thoi diem giao mua ma khong can su dung 1 vien thuoc nao 1b3 5253324

3. Làm ẩm phòng

Vào mùa thu hanh khô, bạn nên chuẩn bị máy tạo độ ẩm để làm ẩm phòng. Hãy bật máy tạo ẩm khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ. Nếu không muốn sử dụng máy tạo ẩm, bạn có thể đặt một chậu nước cạnh giường hoặc treo một chiếc khăn ướt.

4. Bảo vệ làn da của bé một cách toàn diện

Da tay và da mặt của bé thường dễ bị khô hơn vào mùa thu- đông. Vì vậy, bạn nên sử dụng kem dưỡng da dành riêng cho bé sau khi tắm, rửa mặt. Để da bé không bị quá khô, mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều.

Những cách đơn giản phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, bệnh cúm dễ lây lan thành dịch, người dân có thể áp dụng những cách đơn giản hàng ngày để phòng bệnh, nhất là trong giai đoạn dễ nhầm lẫn với dịch COVID-19.

nhung cach don gian phong tranh benh cum khi giao mua cfe 5252364

Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người có thể phòng được các bệnh đường hô hấp. Ảnh: TTXVN

Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa dễ lây lan bệnh cúm mùa; đặc biệt bệnh có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với COVID-19. Vì vậy người dân cần chú trọng thực hành các biện pháp phòng bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, nhất là trong giai đoạn mùa đông- xuân, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp đơn giản mà hiệu quả như:

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

– Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

– Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

– Để phòng bệnh hữu hiệu, người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *