Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa cấp cứu thành công ca sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh. Để có được thành công này bệnh viện huy đồng 9 chuyên khoa cùng hội chẩn, điều trị.
Ảnh minh họa
Sản phụ 24 t.uổi, là giáo viên mầm non. Các bác sĩ tim mạch chẩn đoán thai nhi bị hoán vị đại động mạnh, một dạng hiếm gặp của bệnh tim bẩm sinh. Cụ thể, phổi biệt trí bên phải động mạnh chủ xuất phát từ tim phải bị hoán đổi vị trí với động mạnh phổi, khiến quá trình trộn lẫn oxy vào m.áu tại phổi không diễn ra như bình thường. Do đó m.áu đen (m.áu không có oxy) sẽ đi nuôi cơ thể thay vì m.áu đỏ, cơ thể sẽ bị thiếu oxy dẫn đến t.ử v.ong.
Các bác sĩ lên kế hoạch điều trị và xây dựng quá trình theo dõi chặt chẽ từ trước khi sinh đến sau khi sinh. Thai nhi được dự đoán lúc chào đời phải cấp cứu khẩn và trải qua một cuộc đại phẫu thuật, nếu không sẽ c.hết. Các bác sĩ lên phương án cụ thể một mặt vẫn chăm sóc bé từ trong bào thai, mặt khác lên kế hoạch phẫu thuật khi bé chào đời.
Các nhóm tham gia hội chẩn gồm: Khoa Sản, Khoa Phẫu thuật tim mạch, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Gây mê – Hồi sức, Đơn vị Đơn nguyên sơ sinh, Đơn vị Hình ảnh Tim mạch, Đơn vị Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh, Đơn vị Hồi sức Phẫu thuật Tim mạch, Đơn vị Can thiệp nội mạch. Cả quá trình từ khi tầm soát thai đến bước mổ chủ động để bé được cấp cứu đúng thời điểm và thực hiện phẫu thuật là một sự phối hợp chặt chẽ.
TS BS. Trần Nhật Thăng – Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết: “Đây là hiện tượng bất thường trong quá trình tạo hình tim của phôi thai, khiến động mạnh phổi và động mạch chủ “đổi chỗ” cho nhau. Do đó nhóm hội chẩn sản nhi quyết định mổ lấy thai chủ động khi thai kỳ được 38 tuần 5 ngày. Can thiệp sớm sau sinh là điều kiện tiên quyết để bé được cứu sống sau sinh và chịu đựng được cuộc mổ điều chỉnh sau đó”.
Chỉ 15 phút sau khi sinh xong, cắt rốn và ổn định hô hấp, em bé ngay lập tức được chuyển sang Phòng Can thiệp nội mạch để cấp cứu. Kỹ thuật cấp cứu cho bé là phá vách liên nhĩ bằng bóng qua da thông qua can thiệp dưới siêu âm tim và soi tia. Đây là bước chuẩn bị để bé có đủ sức trải qua một cuộc phẫu thuật chuyển gốc động mạch lớn tiếp theo.
Ngày 29/11, khi bé được 8 ngày t.uổi, ThS BS. Cao Đằng Khang – Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược cùng êkíp tiến hành phẫu thuật chuyển gốc động mạch cho bé. Công tác gây mê hồi sức và chạy máy tuần hoàn m.áu bên ngoài cho trẻ có số ký nhỏ cũng là một thử thách lớn trong quá trình phẫu thuật.
Ngày 25/12, bé tái khám với tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Bác sĩ tiên lượng bé sẽ phát triển bình thường như các trẻ khác, có thể chơi các thể thao, vận động bình thường, chỉ cần tránh tham gia thi đấu các môn thể thao có tính chất đối kháng.
Theo infonet
Nữ bệnh nhân được sửa dị tật tim, ghép phổi sẽ ra viện trước Tết
Sau 10 ngày được sửa dị tật tim – ghép phổi, nữ bệnh nhân P.T.H. (30 t.uổi, Tuyên Quang) mới có thể ăn uống bằng đường miệng và tự tập phục hồi chức năng tại giường.
Bác sĩ Phạm Tiến Quân – quyền Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân H. đang phục hồi tốt. Mặc dù đôi khi phải sử dụng tới máy hỗ trợ để tập phục hồi chức năng nhưng tần suất không nhiều.
“Tháng tới, bệnh nhân H. có thể hồi phục hoàn toàn, không cần sử dụng tới máy hỗ trợ. Chúng tôi mong muốn bệnh nhân được ra viện trước Tết Nguyên đán, được trở về nhà đoàn tụ với gia đình, ăn Tết vui vẻ” – bác sĩ Quân nhận định.
Bác sĩ giúp bệnh nhân H. tập phục hồi chức năng tại giường.
Theo bác sĩ Phùng Duy Hồng Sơn – quyền Trưởng khoa Ngoại Tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức, mặc dù đã tỉnh táo và có sự phục hồi tốt, bệnh nhân H. vẫn phải điều trị tại khu vực cách ly của BV Hữu nghị Việt Đức. Đôi khi, thấm mệt vì tập phục hồi chức năng tại giường, chị H. phải nhờ bác sĩ hoặc máy móc hỗ trợ.
“Dù việc phục hồi của bệnh nhân H. đã nằm trong dự tính, song, chúng tôi vẫn cảm thấy vui mừng. Bởi trước khi mổ, tiên lượng của bệnh nhân phức tạp. Bệnh nhân H. có bệnh tim bẩm sinh nhưng vì phát hiện muộn nên bệnh trở nặng. Trong khi, ca phẫu thuật đòi hỏi nhiều thủ thuật. Thời gian phẫu thuật kéo dài tới 12 tiếng. Từ trước tới nay, chúng tôi chưa bao giờ vừa phẫu thuật chữa bệnh tim, vừa ghép phổi cho bệnh nhân” – bác sĩ Sơn cho hay.
Bác sĩ Sơn cũng nhấn mạnh, trước khi phẫu thuật các bác sĩ đã phải đ.ánh giá rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tim có thể phục hồi sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân có đủ sức khỏe để chịu đựng ca phẫu thuật lớn kéo dài. Nhờ thuận lợi về kinh nghiệm phẫu thuật lẫn máy móc hỗ trợ phẫu thuật tim hiện đại nên các bác sĩ không gặp nhiều khó khăn khi phẫu thuật cho bệnh nhân H.
Trước đó, các bác sĩ tại BV Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật chữa bệnh tim bẩm sinh, vừa ghép phổi cho bệnh nhân H. vào ngày 17/12.
Bệnh nhân H. mắc bệnh thông liên nhĩ lỗ lớn – một bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ đ.ánh giá, nếu được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh tim cho bệnh nhân H. không khó. Tuy nhiên, do phát hiện muộn, bệnh của chị đã chuyển sang giai đoạn cuối nhiều năm nay, khiến chị thường xuyên bị thiếu ô xy, tím môi và đầu chi, bão hòa ô xy thấp, không lao động được.
Giải pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân H. là ghép phổi, nếu không, chị sẽ sớm t.ử v.ong vì suy chức năng tim, phổi. Vì vậy, từ cuối năm 2018, gia đình đã đăng ký cho chị H. vào chương trình ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức.
Để cứu sống bệnh nhân H., các bác sĩ đưa ra 2 hướng điều trị. Nếu tim của bệnh nhân còn khỏe mạnh,các bác sĩ sẽ vừa phẫu thuật sửa chữa khuyết tật của tim, vừa ghép phổi. Nếu tim của bệnh nhân H. yếu, suy giảm chức năng, các bác sĩ sẽ thực hiện ghép đa tạng cả tim và phổi.
Sau đó, bệnh nhân H. được điều trị theo hướng thứ nhất. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn do bác sĩ vừa phải mổ sửa dị tật tim H., vừa ghép phổi, nên quy trình mổ phức tạp hơn và chứa đựng nhiều rủi ro.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân H.
Vì vậy, các bác sĩ của BV đã gấp rút bàn bạc và chuẩn bị cho ca mổ. Nhờ đó, diễn biến của ca mổ thuận lợi. Ngay sau khi ghép và giúp phổi hoạt động trong cơ thể bệnh nhân H., các thông số huyết động và hô hấp của chị đã lập tức trở lại như người bình thường. Ca mổ kết thúc thành công sau 12 tiếng đồng hồ liên tục phẫu thuật.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức, do điều kiện khó khăn trước đây, ở nước ta có rất nhiều người trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh không quá phức tạp. Đơn cử như, thông liên nhĩ, thông liên thất. Tuy nhiên, do phát hiện muộn nên bệnh trở nặng hơn, không thể điều trị bằng các giải pháp thông thường, mà chỉ có cách duy nhất là ghép phổi.
“Hiện tại trong danh sách chờ ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức, có nhiều người bệnh tương tự như nữ bệnh nhân H. Việc điều trị bằng phương pháp sửa dị tật tim và ghép phổi đồng thì sẽ có kết quả sớm cũng như lâu dài tốt hơn nhiều so với phương pháp ghép tim và phổi đồng thì. Thành công của ca ghép phổi đặc biệt này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh còn trẻ ở Việt Nam” – PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, chương trình ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức đang được Bộ Y tế xét duyệt cho 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ nhằm hoàn thiện mọi quy trình tổ chức và chuyên môn, đưa ghép phổi thành một phẫu thuật thường quy, tương tự ghép tim tại Việt Nam.
Theo kinhtedothi