Ngày 23/12, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã cứu sống thành công bé N.H.K, 3 t.uổi, ngụ An Giang. Trước đó bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người y như người lớn do đột quỵ.
Đây là ca đầu tiên triển khai lấy huyết khối thành công qua đường động mạch cho bệnh nhi nhỏ t.uổi Ảnh: Y.N
Theo người nhà, cách đây 2 ngày, trong lúc đang chơi bé K đột ngột kêu đau đầu, nôn ói và yếu liệt dần. Người nhà tức tốc đưa bé đến khám tại bệnh viện địa phương trong tình trạng lơ mơ dần và được theo dõi viêm màng não. Tuy nhiên, sau khi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố, làm xét nghiệm và chụp CT kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bé bị nhồi m.áu não do huyết khối lấp kín gây tắc mạch m.áu não, tiên lượng nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh khẩn trương hội chẩn và tiến hành can thiệp lấy huyết khối bằng đường động mạch dưới DSA. Sau 2 giờ can thiệp, động mạch bị tắc của bé được tái thông hoàn toàn. Các bác sĩ cho biết, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam triển khai can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch thành công cho trẻ 3 t.uổi bị đột quỵ. Hiện bé K đã tỉnh táo, đang dần hồi phục sức cơ nửa người bên phải, đi đứng bình thường, tự ăn uống được và sẽ sớm
xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Duy Khải, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, đột quỵ nhồi m.áu não rất thường gặp ở người lớn, và là một trong những bệnh lý gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Để điều trị đột quỵ nhồi m.áu não cần phải phát hiện bệnh lý sớm và cần được can thiệp kịp thời thì mới có khả năng cứu sống được bệnh nhân. Ở t.rẻ e.m, đột quỵ nhồi m.áu não gây nguy cơ t.ử v.ong rất cao, tuy nhiên bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, làm chậm trễ quá trình điều trị.
YẾN NHI
Theo T.iền phong
Nhồi m.áu não chiếm tỷ lệ khoảng 80-85% đột quỵ não
Bệnh nhồi m.áu não xảy ra khi một động mạch não bị tắc làm ngừng trệ sự tưới m.áu và cung cấp ô-xy cho vùng não bị động mạch đó chi phối dẫn đến các tế bào não bị hủy hoại và c.hết.
Nếu quá trình thiếu m.áu này không được tái hồi phục nhanh chóng, các tế bào não đó sẽ c.hết vĩnh viễn. Nhồi m.áu não chiếm tỷ lệ khoảng 80-85% đột quỵ não.
TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội – Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong các nguyên nhân thường gặp của nhồi m.áu não, chiếm 50% là do xơ vữa mạch m.áu lớn, tắc các mạch m.áu nhỏ trong não – thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm 25%, bệnh động mạch không xơ vữa chiếm tỷ lệ dưới 5%…
Bệnh có thể gây ra có nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim… tạo cục m.áu đông đi đến não, chiếm 20%. Bệnh về m.áu như bệnh lý đông m.áu, bệnh tế bào m.áu, bất thường bẩm sinh của mạch m.áu… chiếm dưới 5%.
Do đó, để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ nhồi m.áu não, TS Nguyễn Anh Tuấn lưu ý những dấu hiệu như liệt mặt: Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ; Yếu, liệt tay hoặc chân: Khi cho bệnh nhân giơ cả hai tay thì một tay yếu hơn không nâng được; Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói không rõ hoặc không hiểu lời nói. Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
“Các triệu chứng của nhồi m.áu não xảy ra đột ngột, tăng nặng dần, thường gặp như liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ, méo miệng, nói khó, tê bì rối loạn cảm giác… Triệu chứng có thể rất kín đáo hoặc rầm rộ, rối loạn ý thức trong trường hợp người bệnh tổn thương nhồi m.áu não rộng, nhồi m.áu hai bên bán cầu não hoặc nhồi m.áu thân não”, TS Tuấn nói.
Để điều trị nhồi m.áu não, cần tái thông mạch m.áu càng sớm càng tốt bằng liệu pháp tan cục m.áu đông (rTPA ) cho những người bệnh nhồi m.áu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Mục tiêu tiếp theo là hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm ngay sau 24 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng.
THU PHẠM
Theo Nhân dân