Ăn nhiều củ dền trẻ nhỏ có nguy cơ bị chuyển hóa bất thường

Theo bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng TP HCM, củ dền đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh ăn nhiều nhất là đối với trẻ nhỏ.

Báo VNnExress dẫn thông tin từ Phó giáo sư, tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin C và B9, mangan, kali, sắt. 100 g củ dền tươi cung cấp 43 kcal, 1,6 g protein, 2,8 g chất xơ, 250 mg nitrat vô cơ.

Đông y ghi nhận củ dền có tác dụng giảm huyết áp, tăng cường lưu thông m.áu, thành phần nitrat vô cơ phong phú giúp tăng khả năng hoạt động thể lực. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong thời gian lâu dài không theo định lượng tiêu chuẩn cho phép thì nitrat sẽ tích tụ, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, gây ngộ độc.

an nhieu cu den tre nho co nguy co bi chuyen hoa bat thuong 891 5257577

Củ dền rất tốt cho sức khỏe nhưng tránh lạm dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP HCM, giải thích nitrit là chất oxit hóa mạnh, nó hấp thu vào m.áu và biến đổi hemoglobin (hồng cầu tố – có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô) thành methemoglobin, không thể vận chuyển oxy, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong m.áu, gây ra một loạt chuyển hóa bất thường.

Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng t.uổi độ pH dạ dày thấp, hệ thống khử methemoglobin chuyển trở lại thành hemoglobin trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non. Nếu hấp thụ quá nhiều khiến hệ thống quá tải, không khử được methemoglobin như người lớn dẫn đến ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc là tím tái, ngột ngạt, khó thở, suy hô hấp, nhịp tim nhanh, nhức đầu, m.áu có màu chocolate. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ thiếu oxy não gây co giật, bứt rứt, hôn mê, thiếu oxy tim gây ngưng tim, ngưng tuần hoàn, suy hô hấp, thậm chí t.ử v.ong.

Liều gây c.hết trung bình của nitrit là 100-200g/kg trọng lượng, tương đương với liều của chất cực độc cyanide. Đến nay các ca nhập viện do ngộ độc nitrit chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.

Cụ thể, trước đó một bệnh nhi ở Long An đã bị ngộ độc do nồng độ methemoglobin hơn 30% chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân. Bác sĩ chỉ mới xác định được trong thai kỳ và sau sinh người mẹ đã ăn củ dền nhiều tháng, chứ chưa tìm hiểu được mẹ có cho bé ăn uống nước củ dền hay không.

Y văn chưa có chứng cứ độc tố có thể truyền từ dây rốn hay sữa từ mẹ sang con. Tuy nhiên yếu tố mẹ ăn củ dền trường kỳ là mấu chốt để bác sĩ thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và giải độc.

Tương tự, do nghĩ củ dền có tác dụng bổ m.áu, chị L. ở Bình Chánh nấu thành nước rồi pha sữa cho con, người mẹ còn pha củ dền vào nước cho con uống. Chỉ sau ba ngày thực hiện thực đơn, bé nhà chị bỗng tím tái và khó thở.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM bé có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy m.áu.

Liên quan tới vụ việc, lãnh đạo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, suy nghĩ củ dền bổ m.áu là không đúng bởi so với những loại thực phẩm có chứa chất sắt thì củ dền có lượng sắt không cao.

Riêng các loại củ quả có màu vàng – đỏ, xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cam, rau xanh giàu dinh dưỡng, cụ thể là cà rốt, có chất t.iền vitamin A, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A có ích cho mắt; các loại khác giúp tăng miễn dịch cho hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và da. Tuy nhiên dùng quá nhiều, quá thường xuyên với lượng lớn vẫn không có lợi cho trẻ.

Mẹ tự ý cho con trai uống thuốc đau họng khiến b.é t.rai 11 t.uổi sốc phản vệ rối loạn nhịp tim nặng, phải nhập viện cấp cứu

Sau khi được mẹ cho uống thuốc rồi chở đến lớp học, b.é t.rai 11 t.uổi than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại, sau đó được đưa đến BV Nhi đồng TP.HCM cấp cứu.

Ngày 25/6, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết trong tuần qua, bệnh viện tiếp nhận bé Ph. (11 t.uổi, ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) trong tình trạng sốc nặng. Bệnh sử ghi nhận trưa cùng ngày nhập viện, trẻ than đau họng, được mẹ cho uống thuốc đau họng (thuốc của mẹ uống còn) tự mua ngoài tiệm thuốc tây (cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B – Complex C 500mg) rồi được mẹ chở đến trường học khoảng 15 phút.

Sau 10-15 phút vào lớp, trẻ than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại,vì trẻ bứt rứt nên báo gia đình đến, chuyển trẻ gấp tới bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong 15 phút.

Tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, trẻ biểu hiện tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 – 50 lần/phút, mạch khó bắt, huyết áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở và tiến hành đặt máy tạo nhịp.

me tu y cho con trai uong thuoc dau hong khien be trai 11 tuoi soc phan ve roi loan nhip tim nang phai nhap vien cap cuu f6d 5036825

B.é t.rai được cứu chữa kịp thời, không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Diễn tiến trẻ nặng phức tạp suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, được tiếp tục chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin, dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải. Sau 48 giờ tình trạng trẻ cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng được bệnh viện cứu sống.

Qua trường hợp này, BS CKII Nguyễn Minh Tiến – BV Nhi đồng TP.HCM lưu ý quí phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *