B.é t.rai 2 t.uổi suýt m.ất m.ạng vì vi khuẩn ăn t.hịt n.gười xâm nhập vào cơ thể từ vết côn trùng cắn

Các bác sĩ phát hiện ra rằng đ.ứa t.rẻ đã bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Streptococcus Nhóm A (GAS). Đó là một loại vi khuẩn ăn t.hịt n.gười và nó đang gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Hồi đầu tháng 1 năm nay, một bà mẹ sống tại Singapore, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác không nên lơ là bỏ qua những vết côn trùng cắn đốt con, sau khi cậu con trai 2 t.uổi của chị suýt m.ất m.ạng vì bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười từ một vết cắn của côn trùng trên chân phải.

Chị Juliana Hisyam kể ban đầu, con trai của chị, Imraan Danish, bị con gì đó cắn ở chân, nhưng chị nghĩ đó chỉ là một vết thương nhỏ bình thường. Cho đến khi b.é t.rai bị ngứa và gãi loét ra tạo thành vết thương hở, và vi khuẩn ăn t.hịt n.gười đã xâm nhập vào cơ thể Imraan thông qua vết thương hở này. Chúng bắt đầu phá hủy cơ thể của cậu bé.

be trai 2 tuoi suyt mat mang vi vi khuan an thit nguoi xam nhap vao co the tu vet con trung can 3b265f

Từ một vết côn trùng cắn đốt, mà vi khuẩn ăn t.hịt n.gười đã xâm nhập vào cơ thể và suýt lấy mạng của Imraan.

“Tất cả bắt đầu từ vết côn trùng cắn, sau đó nó trở thành vết thương hở vì Imraan đã gãi nó. Và tôi cũng không biết làm thế nào mà vi khuẩn ăn t.hịt n.gười lại xâm nhập được vào cơ thể con tôi, vì tôi cũng không biết là con gì đã cắn Imraan”, bà mẹ cho biết.

Sau đó, vết thương ngày càng sưng tấy và b.é t.rai bị sốt cao. Mẹ bé đã cho con mình uống một số loại thuốc nhưng tình hình vẫn không khá hơn, thậm chí là ngày càng tệ. Chị Juliana phải đưa con đến bệnh viện, và hoàn toàn bất ngờ khi các bác sĩ đưa thẳng Imraan vào phòng Chăm sóc đặc biệt chuyên sâu của khoa Tim mạch.

Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra rằng đ.ứa t.rẻ đã bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Streptococcus Nhóm A (GAS). “Đó là một loại vi khuẩn ăn thịt và nó đang phá hủy cơ thể con tôi. Các bác sĩ nói Imraan đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, tỉ lệ cứu sống là 50/50″, chị Juliana nhớ lại.

be trai 2 tuoi suyt mat mang vi vi khuan an thit nguoi xam nhap vao co the tu vet con trung can d81064

Trong khi các bộ phận khác trên cơ thể đã lành thì chân phải của bé vẫn bị n.hiễm t.rùng nặng.

Nhưng may mắn đã mỉm cười, và Imraan đã mạnh mẽ vượt qua tất cả những khó khăn khi nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt suốt 14 ngày. Trong khi các bộ phận khác trên cơ thể đã lành thì chân phải của bé vẫn bị n.hiễm t.rùng nặng và cần được chăm sóc cũng như theo dõi sát sao của bác sĩ . “Các bác sĩ nói rằng có thể họ sẽ phải cắt cụt chân của Imraan từ đầu gối trở xuống, nhưng họ sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ chân nguyên vẹn cho thằng bé”, chị Juliana cho biết thêm.

Sau hơn 1 tháng nằm viện, cuối cùng, đ.ứa t.rẻ cũng được về nhà, nhưng vẫn phải dùng thuốc. Cậu bé cần phải quay lại bệnh viện để kiểm tra vết thương 2 lần mỗi tuần. Còn chân của Imraan có khỏi hẳn được hay không thì chỉ có thời gian mới trả lời được.

be trai 2 tuoi suyt mat mang vi vi khuan an thit nguoi xam nhap vao co the tu vet con trung can 115bdf

Imraan vui vẻ chụp hình trước khi bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười.

Sau khi suýt mất con trai vì một căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ một vết thương tưởng chừng như vô hại, bà mẹ Singapore đã gửi lời khuyên đến các cha mẹ khác hãy cẩn thận ngay cả khi đó là một vết côn trùng cắn đốt có vẻ như không có gì nguy hiểm.

“Các cha mẹ à, nếu bạn thấy bất kỳ vết cắn dù trông rất bình thường hoặc bất cứ con gì cắn con của bạn, thì hãy vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện. Đừng giống như tôi. Tôi nghĩ đó chỉ là một vết cắn bình thường nhưng suýt chút nữa là tôi đã mất đi con trai của mình”, chị Juliana nhắn nhủ.

Vi khuẩn ăn t.hịt n.gười nguy hiểm như thế nào?

Viêm mô hoại tử hay còn gọi là bệnh ăn t.hịt n.gười, là một bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn hiếm gặp gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cơ thể, thậm chí khiến người bệnh t.ử v.ong. Và chỉ có chẩn đoán chính xác, điều trị bằng kháng sinh nhanh chóng và phẫu thuật kịp thời mới có thể ngăn chặn được bệnh này và cứu sống bệnh nhân.

be trai 2 tuoi suyt mat mang vi vi khuan an thit nguoi xam nhap vao co the tu vet con trung can 008bd5

Streptococcus Nhóm A là vi khuẩn phổ biến gây ra căn bệnh này. Nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua vết thương hở (vết cắt, vết trầy xước), bỏng, côn trùng cắn, vết thương phẫu thuật. Viêm mô hoại tử cũng có thể là biến chứng hiếm gặp của căn bệnh thủy đậu ở t.rẻ e.m.

Khi bị vi khuẩn ăn thịt xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ bị n.hiễm t.rùng huyết, sốc và suy nội tạng. Nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng suốt đời như mất chân, tay hoặc để lại những vết sẹo nghiêm trọng do phẫu thuật cắt bỏ mô bị n.hiễm t.rùng nặng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì trong 3 người bị viêm mô hoại tử thì sẽ có 1 người c.hết vì n.hiễm t.rùng. Vì vậy, nếu thấy vết thương của con sưng tấy, đỏ ửng lên đột ngột, kèm theo đau đớn cùng với sốt, chóng mặt, buồn nôn thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Phòng tránh vi khuẩn ăn t.hịt n.gười cho trẻ, cha mẹ cần:

– Sử dụng xà phòng và nước để rửa sạch vết thương bị cắt hở hoặc vết cắn của côn trùng.

– Lau khô và che vết thương bằng gạc sạch cho đến khi vết thương lành.

– Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

– Khi trẻ bị thương, cha mẹ không nên cho con đi tắm hồ bơi, hoặc lội xuống ao, sông, hồ, để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn.

Nguồn: Parents, WebMD

Theo Helino

Chốc mép có lây nhiễm?

Chốc mép có lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn?

choc mep co lay nhiem f9f7c2

Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.

Người bệnh thường có xu hướng muốn chữa chốc mép nhanh vì những tổn thương ở mặt gây mất thẩm mỹ và cản trở nhiều đến sinh hoạt và làm việc.

Tác nhân gây bệnh chính là virus, phổ biến nhất là nhóm herpes virus. Vi khuẩn, nấm chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Nấm men candida albicans là loại nấm thường gặp gây bệnh chốc mép. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, và sẵn sàng gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép.

Bệnh chốc mép có lây nhiễm. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn, chứa các tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã chạm vào như áo quần, giường chiếu, đặc biệt là đồ chơi của t.rẻ e.m. Bệnh thường xảy ra ở t.rẻ e.m từ 2 – 5 t.uổi.

Bệnh dễ lây lan trong trường học và các khu vực chăm sóc t.rẻ e.m, nơi môi trường sống đông đúc. Thời tiết ẩm và nóng như mùa hè là mùa có tỷ lệ mắc bệnh chốc lở cao nhất.

Để phòng ngừa bệnh chốc mép, nên giữ da sạch sẽ là cách phòng ngừa tốt nhất. Cần vệ sinh tốt các vết cắt, vết trầy xước và vết côn trùng cắn đúng cách.

Để phòng ngừa bệnh chốc mép lan rộng ra và lây cho người khác, cần chú ý: Rửa sạch vùng bị tổn thương với nước xà phòng loãng dưới vòi nước chảy và băng nhẹ nhàng với gạc. Giặt riêng quần áo và khăn của người bệnh mỗi ngày và không cho người khác dùng chung các đồ vật cá nhân.

Mang găng tay khi bôi thuốc lên tổn thương và rửa sạch tay ngay sau đó. Đối với t.rẻ e.m bị chốc mép, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm trầy xước da. Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi bác sĩ đảm bảo là không còn khả năng lây lan. Rửa tay thường xuyên.

Thiên Thanh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *