Bệnh đau đầu khi nào nguy hiểm?

Đau đầu là chứng bệnh của rất nhiều nguyên nhân như: căng thẳng thần kinh, huyết áp thấp hoặc cũng có thể là những tổn thương của tổ chức trong hộp sọ, bệnh của mạch m.áu não… Vậy, khi nào đau đầu sẽ là nguy hiểm, cần đi khám?

Theo PGS. TS Kiểu Đình Hùng, Thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu, BV Bạch Mai; Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội, sai lầm người bị đau đầu thường gặp phải là uống quá nhiều thuốc, chữa ở nhiều nơi không phải là chuyên khoa.

Những cơn đau đầu phần lớn đều chữa khỏi tuy hơi lâu một chút. Đau đầu cần tìm nguyên nhân và dùng thuốc hợp lý và giảm dần thuốc, đau cấp tính thì việc điều trị ngắn hơn mạn tính (não chưa bị tổn thương). Vì thế, không nên lạm dụng thuốc, không nên nghe theo người khác mách bảo, theo Sức khỏe & Đời sống.

benh dau dau khi nao nguy hiem ba7551

Bệnh nhân đau đầu thường xuyên cần khám bác sĩ.

Do đó, PGS Kiều Đình Hùng khuyến cáo, nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tìm nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà phòng ngừa khác nhau, ví dụ ai hay đau đầu, chóng mặt thông thường m.áu lên não hơi ít nên khuyến nghị là cần chơi thể thao, bởi khi chơi thể thao tim đ.ập mạch hơn, m.áu lên não tốt hơn và sẽ hạn chế được đau đầu do nguyên nhân đó.

Cũng theo PGS. Hùng, đau đầu có nhiều loại, người ta hay đau đầu chóng mặt, đặc biệt là phụ nữ t.uổi từ trung niên trở lên bệnh hay gặp nhất là thiếu m.áu lên não, bệnh này do m.áu nuôi não không đủ nên đau đầu, chóng mặt, ngủ hay mơ thời gian sau quên, hay lẫn.

Bệnh này hay gặp nguyên nhân do huyết áp thấp, hai là hẹp động mạch nuôi não như động mạch cảnh, động mạch đốt sống và nguyên nhân nữa là do thoái hóa cột sống cổ, chúng ta biết hai mạch nuôi phần sau của não là chui vào phần sau đốt sống cổ vì thế khi thoái hóa cột sống cổ nó phải phì đại các động mạch ấy và nó gây ra các triệu chứng như thường gặp.

Loại hai hay gặp là bệnh của cao huyết áp, tăng huyết áp m.áu lên não nhiều cũng nguy hiểm nhưng THA không biết điều trị đôi khi vỡ mạch m.áu não.

Cho nên, bác sĩ khuyến cáo người trẻ đau đầu nên đi chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch não để xem có bệnh dị dạng hay không. Ngoài ra, cần phòng bệnh đột quỵ ở người trẻ. Ví dụ có nhiều người trẻ đang rất khoẻ thì vỡ mạch m.áu não ra và xuất huyết não và nhẹ thì đau đầu vào viện có thể xử trí kịp có trường hợp liệt nửa người và t.ử v.ong.

Hiện nay, những phương pháp để phát hiện tổn thương ở não và mạch não thì cộng thưởng từ là tốt nhất, mặc dù các nước nghèo đến nước giàu người ta cũng không dám dùng cộng hưởng từ để tầm soát vì nó rất đắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân thì chỉ định chụp cộng hưởng từ là phương án tối ưu nhất.

Một số biện pháp làm giảm đau đầu:

Người ta thường nghĩ rằng khi bị đau đầu, chỉ có thuốc mới có tác dụng làm giảm đau, nhưng có một số cách cực kỳ hiệu quả để giảm đau đầu mà không cần dùng đến thuốc.

– Châm cứu: Trên đầu có một số huyệt vị nếu châm vào sẽ làm giảm ngay các cơn đau đầu, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế. Châm cứu có tác dụng ngay và có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu của bạn, tuy nhiên khi châm cứu cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.

– Massage: Mặc dù chưa được nghiên cứu sâu, nhưng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, massage có thể làm giảm số lượng các cơn đau đầu ở một số người. Ngoài ra massage còn có thể giảm bớt căng thẳng, đau đầu thông thường.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B2 và magiê có thể giúp bạn ít đau nửa đầu hơn. Hay hợp chất coenzyme Q10 giúp cả người lớn và t.rẻ e.m ít đau nửa đầu, tuy nhiên phải uống loại thực phẩm chức năng này nhiều lần trong 1 tháng mới thấy có tác dụng. Để đi đến quyết định uống bất cứ thực phẩm chức năng hay vitamin nào bạn cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

– Thư giãn: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nửa đầu là những căng thẳng trong cuộc sống, nên các chuyên gia y tế khuyên rằng việc thư giãn là một cách hiệu quả để chữa bệnh. Bạn có thể áp dụng phương pháp như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Với những cách đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể xử lý được tình trạng căng thẳng để giảm đau đầu.

– Tập thể dục: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp giảm đau đầu.

Diệu Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc

Do t.uổi già hoặc phải ngồi làm việc nhiều, ít có thời gian đi lại, vận động nên nhiều người đang bị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng “dày vò”. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 85% số người trên 60 t.uổi bị thoái hóa đốt sống cổ.

dieu tri thoai hoa cot song khong dung thuoc 198436

Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai đang tác động cột sống cho một bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng lâu năm. Ảnh: H.Dung

Có nhiều phương pháp để điều trị 2 bệnh này, trong đó phương pháp tác động cột sống, không dùng thuốc đang được các bác sĩ của Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai thực hiện đạt hiệu quả cao.

* Khổ sở vì đau lưng

Anh N.V.Đ. (ngụ phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) là nhân viên văn phòng tại một công ty trên địa bàn tỉnh. Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên vài tháng gần đây, anh Đ. cảm thấy đau lưng nhiều, đi lại khó khăn, hạn chế vận động.

Còn chị N.T.L. (ngụ phường Trảng Dài, làm việc tại một công ty đóng ở Khu công nghiệp Amata) đã có thâm niên hơn 10 năm làm công nhân may. Chị L. cho hay, mỗi ngày chị phải ngồi may 8 giờ, chưa kể những ngày tăng ca. Do ít được vận động, cứ tối về chị L. cảm thấy đau cổ, mỏi 2 vai, tê tay, nhiều khi có cảm giác đau lan lên đầu.

Trong khi đó, bà N.T.L. (60 t.uổi, ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) đã có 10 năm sống chung với bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa cổ. Bà L. phải thường xuyên uống thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu để đỡ đau nhức và có thể vận động được.

Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai, những người bị thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống lưng thường có biểu hiện đau theo cường độ tăng dần, đau theo hướng lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng vận động khiến người bệnh xoay trở kém. Nếu chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân bị hẹp các khớp, mọc các gai xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp MRI để đ.ánh giá mức độ tổn thương của đốt sống cổ và đốt sống lưng.

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài. Hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống là cứng khớp, mức độ đau tăng dần, hạn chế cử vận động. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có những biểu hiện như: yếu ở tay hoặc chân, tay và chân phối hợp kém, co thắt cơ bắp và đau, đau đầu, mất thăng bằng, khó đi lại, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Những người làm văn phòng thường có thói quen lắc cổ, bẻ cổ mỗi khi thấy cổ mỏi. Đây là thói quen không tốt và rất nguy hiểm vì sẽ khiến khớp cổ hoạt động nhiều gây khô khớp. Nếu thực hiện bẻ, lắc cổ liên tục, đốt sống cổ chỗ lắc sẽ thay đổi hình dạng.

* Tác động cột sống không cần dùng thuốc

Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng như: điều trị bằng Đông y (kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc); điều trị bằng các bài thuốc của Đông y như quyên tý thang, đột hoạt tang ký sinh, lục vị, bát vị…; điều trị không dùng thuốc (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu); kết hợp y học cổ truyền hiện đại (kéo giãn đốt sống cổ và cột sống thắt lưng).

Riêng với phương pháp tác động cột sống không dùng thuốc đang được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả tích cực.

Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay, với phương pháp này, thầy thuốc sẽ dùng các đầu ngón tay tác động vào hệ cột sống theo những nguyên tắc thủ thuật, các đặc trưng để phát hiện sự bình thường, bất bình thường của cột sống. Sau đó đưa ra các chẩn đoán, tiên lượng, phương thức điều trị phù hợp.

Các đặc trưng của cột sống bao gồm: lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác, cột sống (đường cong sinh lý). Những thủ thuật hay dùng là: vuốt, vê ấn. Các phương thức để tác động lên cột sống gồm: day day, xoay xoay, song chỉnh, đơn chỉnh lên hệ cơ.

“Tùy theo mức độ nặng nhẹ của thoái hóa mà từ 5-7 ngày sau khi điều trị bằng phương pháp tác động cột sống, người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt, các triệu chứng đau giảm hẳn” – bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay.

Bệnh nhân N.T.L. (ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) chia sẻ, nhờ được bác sĩ điều trị bằng phương pháp tác động cột sống mà sau gần 1 tháng, bà đã giảm hẳn các triệu chứng đau, có thể vận động, đi lại bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tình trạng bị thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, khi ngồi làm việc trong thời gian dài, người dân cần đứng dậy vận động, đi lại để giãn cơ, khớp. Đồng thời, nên có chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh thừa cân vì nếu nặng cân, cơ thể sẽ đè lên các ổ khớp gây ra đau, chèn ép các dây thần kinh. Không nên ngồi nhiều trong môi trường máy lạnh, nếu sử dụng máy lạnh thì nên mở từ 26OC trở lên. Khi đi ngủ không nên kê gối cao vì gối cao thường xuyên sẽ làm giảm lượng m.áu lên não gây đau đầu, đau nửa đầu; không nên nằm ngủ trên nền đất lạnh vì sẽ gây ra hiện tượng co cơ. Khi ngồi học, làm việc cần ngồi đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống, hình thành thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Hạnh Dung

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *