Các chuyên gia cảnh báo, hàng nghìn người bị đe dọa tính mạng do loại nấm mốc ẩn náu trong chăn, gối, đất, phân trộn, lá mục, bụi và hệ thống điều hòa không khí cũ đang bị bỏ sót trong các bệnh viện tại Anh.
Nên thay gối thường xuyên 3 – 6 tháng/lần, đặc biệt với những người có vấn đề về phổi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tình trạng n.hiễm t.rùng phổi này được gọi là aspergillosis xâm lấn – phát triển khi các hạt nhỏ của nấm aspergillus được hít vào phổi, gây n.hiễm t.rùng, đôi khi đến các cơ quan khác qua đường m.áu.
Nấm aspergillus được tìm thấy trong đất, phân trộn, lá mục, bụi, đồ đạc trên giường ngủ và hệ thống điều hòa không khí cũ. David Denning, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manchester (Anh), cho biết loại nấm này thường xuất hiện trên chăn và gối, phát triển mạnh cùng với mạt bụi nhà và hơi ẩm từ mồ hôi.
Một số chuyên gia đề nghị những người có vấn đề về phổi nên thay gối thường xuyên 6 tháng một lần hoặc 3 tháng một lần, theo DM.
Triệu chứng của nhiễm nấm thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người bình thường hít thở hàng trăm bào tử nấm này mỗi ngày, thật may, đối với hầu hết mọi người, chúng vô hại. Nhưng với hàng triệu người mắc các bệnh về phổi, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc bị cúm và giờ là đại dịch Covid-19, chúng có thể xâm nhập vào lớp màng mỏng manh của phổi, phát triển, gây tắc nghẽn và tổn thương đường thở.
Mặc dù điều trị được bằng thuốc kháng nấm nhưng một nửa số bệnh nhân vẫn không qua khỏi vì chẩn đoán bị trì hoãn. Các chuyên gia cho biết, triệu chứng của nhiễm nấm ở bệnh nhân trong bệnh viện (khó thở, sốt và ho đờm có m.áu…) thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi và có thể được điều trị sai bằng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn không có tác dụng đối với nhiễm nấm hoặc các loại thuốc khác có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn, theo DM.
Giáo sư Denning cho biết, các bệnh viện thường thất bại trong việc xét nghiệm bệnh aspergillosis cho bệnh nhân. Ông nói: “Nếu một bệnh nhân khó thở và nhập viện, và bất kỳ điều gì bất thường hiển thị trên phim X-quang phổi của họ, các bác sĩ nên xem xét bệnh aspergillosis. Họ không nên cho rằng đó là một bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn và chỉ cho thuốc kháng sinh thông thường”, theo DM.
7 thói quen nguy hại khi tắm
Tắm quá lâu hay gội đầu thường xuyên là những thói quen không tốt, thậm chí có thể dẫn tới đột quỵ, t.ử v.ong.
Tắm đêm: Nhiều người có thói quen tắm khuya, sau 22h. Tạp chí Time dẫn lời GS.BS Brandon Mitchell, Đại học George Washington, cho biết tắm đêm dù bằng nước nóng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp. Những người có miễn dịch yếu sẽ dễ bị cảm lạnh và viêm phổi. Tắm khuya còn có thể gây đau đầu, sốt, n.hiễm t.rùng phổi, đột quỵ và nguy cơ t.ử v.ong cao. Ảnh: Bustle.
Để tóc ướt đi ngủ: Một số người có thói quen để tóc khô tự nhiên. Để tóc ướt đi ngủ là sai lầm nghiêm trọng. GS.TS George Cotsarelis, Đại học Pennsylvania, cảnh báo không sấy khô tóc trước khi đi ngủ có nhiều tác hại như cảm lạnh, nhiễm nấm, gãy tóc hoặc chứng đau đầu kinh niên. Ảnh: Bustle.
Không chà sát bàn chân: Theo Huffpost, không rửa sạch chân mỗi khi tắm khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn bởi đây là nơi tiếp xúc với mặt đất nhiều nhất. Ngoài ra, lòng bàn chân cũng có rất nhiều huyệt, dây thần kinh nên việc massage, thư giãn sẽ giúp bạn thoải mái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Viện Sức khỏe và Phòng ngừa Bàn chân Mỹ khuyến cáo chúng ta nên rửa sạch bằng xà bông và lau khô chân mỗi ngày, nhất là các kẽ ngón chân. Ảnh: Bustle.
Tắm quá nhiều và lâu: Theo GS Robert H. Shmerling, giảng viên Đại học Y – Đại học Harvard, tắm nhiều lần mỗi ngày sẽ khiến da trở nên thô ráp và khô. Bởi lượng dầu tự nhiên hay độ ẩm của da bị loại bỏ quá mức trong quá trình tắm. Vi sinh vật, bụi bẩn có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Tắm quá nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới cơ chế này. Ảnh: Bustle.
Chà xát da mạnh: Tẩy tế bào c.hết là thói quen nên duy trì bởi nó giúp các lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ các lớp sừng dày gây bít tắc da. Tuy nhiên, chà xát da mạnh hoặc tẩy da c.hết nhiều hơn một lần mỗi tuần có thể gây khô da, kích ứng. Ảnh: Bustle.
Không vệ sinh hoặc thay bông tắm, khăn mặt thường xuyên: Ở trong môi trường nhà tắm, bông tắm ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. WebMD khuyến cáo khăn ẩm còn là nơi sinh sản của vi khuẩn, nấm và virus. Chính vì thế, chúng ta nên thay mới bông tắm sau 4 tuần sử dụng hoặc giặt sạch, phơi nơi thoáng mát, khô ráo hàng tuần. Ảnh: Bustle.
Không tắm sau khi tập thể dục: Tiến sĩ Julia Tzu, người sáng lập và Giám đốc Y khoa của thương hiệu Da liễu Wall Street, cảnh báo không tắm sau khi luyện tập thể thao sẽ tạo môi trường cho nhiều vi khuẩn, nấm sinh sôi. “Mồ hôi, dầu trên da kết hợp quần áo bó sát là công thức gây ra viêm nang lông, mụn trứng cá trên cơ thể. Đây cũng là nơi tuyệt vời để các nấm mốc, vi khuẩn sản sinh”. Ảnh: Bustle.