Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ: Can thiệp nội mạch, cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa

Sáng 23/9, thông tin từ Bs.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, trong 45 phút các bác sĩ Bệnh viện điều trị thành công trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

Trước đó, vào lúc 17h50 ngày 16/9, bệnh nhân Nguyễn Thị Bé (66 t.uổi, trú tại Phú Lộc – Tam Bình – Vĩnh Long) nhập viện cấp cứu trong tình trạng tiểu ra m.áu đỏ tươi nhiều lần. Tình trạng lúc vào viện mạch nhanh, huyếp áp thấp, niêm nhạt, da xanh được xử trí truyền dịch, truyền m.áu và có chỉ định nội soi cấp cứu.

Qua khám nội soi đại tràng thấy toàn bộ đại trực tràng có nhiều m.áu đỏ tươi, bơm rửa không thấy tổn thương, hồi tràng thấy m.áu đỏ.

Đồng thời, nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu: Viêm trào ngược thực quản độ A, loét nông hành tá tràng. M.áu đỏ tươi D2 tá tràng, bơm rửa không tìm thấy tổn thương.

benh vien da khoa tw can tho can thiep noi mach cuu song benh nhan bi xuat huyet tieu hoa 298 5253438

Bệnh nhân Nguyễn Thị Bé.

Ngoài ra, chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng đang tiến triển chưa rõ nguyên nhân. Xử trí cấp cứu nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa: Phẫu thuật hoặc chụp can thiệp nội mạch. Lựa chọn tối ưu là chụp và can thiệp nội mạch vì đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, hiệu quả tối ưu.

BS.CK1 Trần Công Khánh – Phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện tiến hành chụp phát hiện hình ảnh thoát mạch xuất phát từ động mạch vị tá tràng nghĩ xuất huyết từ tá tràng nên đã Luồn catheter vào động mạch gan chung để tìm điểm thoát mạch ở động mạch vị tá và đã thấy được điểm thoát mạch ở động mạch vị -tá , tiến hành tắc bằng keo Histoacryl và Lipiodol. Chụp kiểm tra không thấy thoát mạch. Thời gian thực hiện thủ thuật là 45 phút. Sau can thiệp bệnh nhân ổn định.

benh vien da khoa tw can tho can thiep noi mach cuu song benh nhan bi xuat huyet tieu hoa d95 5253438

Sau can thiệp không còn thoát mạch

Sáng 23/9 bệnh nhân ổn định và chuẩn bị xuất viện. Hiện tại, xuất huyết tiêu hóa trên (XHTH trên) là một cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp và có thể đe dọa đến tính mạng. XHTH trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với XHTH dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và t.ử v.ong.

Động mạch vị tá tràng là một nhánh của động mạch gan chung, có nhiệm vụ cung cấp m.áu chính cho phần môn vị của dạ dày, đoạn gần tá tràng và đầu tụy.Do vị trí đặc biệt gần thành trước của hành tá tràng, động mạch vị – tá tràng là một trong những nguyên nhân quan trọng của xuất huyết tiêu hóa trên, chủ yếu là thứ phát do bệnh loét dạ dày và các khối u xâm lấn ác tính, vỡ túi phình dị dạng, loạn sản mạch, dieulafoy, viêm loét .

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa do vỡ động mạch vị – tá tràng cũng tương tự như các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên khác.

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do vỡ động mạch vị – tá tràng phần lớn được đưa ra khi tiến hành nội soi tiêu hóa trên có tổn thương ở hành tá tràng, tá tràng.

Trong trường hợp khó chẩn đoán trên nội soi tiêu hóa, các phương tiện chẩn đoán khác như chụp nhấp nháy đồ, chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu, hoặc chụp mạch m.áu số hóa xóa nền.

Khi Nội soi xác định được vị trí c.hảy m.áu trong đường tiêu hóa trên các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng cách cột thắt hoặc tiêm adrenalin 1/10000 cầm m.áu, hoặc kẹp clip, hoặc dùng Hemospray…. Tuy nhiên, có khoảng 7 -16% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên thất bại hoặc tái phát sau nội soi can thiệp. Khi đó, các bác sĩ sẽ xem xét đến các phương pháp chuyên sâu hơn như thuyên tắc nội mạch, đặt coil, bơm vasopressin nội mạch…

Các can thiệp nội mạch

Đa số các bệnh nhân c.hảy m.áu tiêu hóa trên và dưới, c.hảy m.áu thường tự khỏi hoặc có thể kiểm soát qua nội soi. Một số nhỏ c.hảy m.áu dai dẳng hoặc tái phát, chiếm khoảng 7 – 16% các XHTH trên và tới 25% các XHTH dưới. Những bệnh nhân này có thể cần đến can thiệp mạch để xác định vị trí c.hảy m.áu và để điều trị cắt nguồn c.hảy m.áu. C.hảy m.áu tiêu hóa do động mạch có thể kiểm soát bằng cách làm thuyên tắc chọn lọc động mạch c.hảy m.áu bằng các cuộn dây (coils), hoặc truyền vào động mạch các thuốc làm co mạch, hoặc dùng keo Histoacryl Lipiodol, hoặc dùng phối hợp các liệu pháp này.

Kỹ thuật can thiệp nội mạch đã, phát triễn gần 50 năm, đặc biệt là kỹ thuật làm thuyên tắc động mạch đã làm thay đổi đáng kể điều trị XHTH, nhất là cho các XHTH không xác định được vị trí c.hảy m.áu, đến ngày nay vẫn còn giá trị rất lớn Theo các nghiên cứu, can thiệp nội mạch có tỷ lệ thành công về kỹ thuật rất cao (90 – 100%) và đã giúp làm giảm rõ rệt số trường hợp phải phẫu thuật cấp cứu cầm m.áu.

Hiện tại BV ĐKTW CT có 2 hệ thống DSA và nhiều ê kíp có thể tiến hành can thiệp nội mạch cấp cứu với nhiều chuyên khoa khác nhau: c.hảy m.áu mũi, trong cấp cứu đột quị, các dị dạng mạch m.áu não vỡ, lấy huyết khối do tắc mạch m.áu lớn, nong và đặt stent trong bệnh lý mạch vành cấp cứu, tạo nhịp tim cấp cứu ,chấn thương gan, lách, thận, nút mạch trong ho ra m.áu, xuất huyết tiêu hóa do dị dạng mạch m.áu đã có nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch được cứu sống./.

Người phụ nữ đi đại tiện ra m.áu

Nữ bệnh nhân ở Vĩnh Long nhập viện trong tình trạng đại tiện ra m.áu đỏ tươi nhiều lần và được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên.

Sáng 23/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho nữ bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên, mức độ nặng bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

Đó là bà Nguyễn Thị Bé (66 t.uổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Hiện bà ổn định, chuẩn bị xuất viện.

Bà Bé nhập viện chiều 16/9 trong tình trạng đại tiện ra m.áu đỏ tươi nhiều lần. Qua nội soi đại tràng, bác sĩ thấy toàn bộ đại trực tràng có nhiều m.áu đỏ tươi nhưng bơm rửa không thấy tổn thương. Nội soi dạ dày tá tràng xác định bệnh nhân viêm trào ngược thực quản độ A, loét nông hành tá tràng.

nguoi phu nu di dai tien ra mau 541 5248488

Bác sĩ thăm khám cho bà Bé. Ảnh: T.P.

Sau khi chẩn đoán bà Bé xuất huyết tiêu hóa trên, mức độ nặng, đang tiến triển nhưng chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ đã chụp và can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhưng hiệu quả tốt nhất. Từ đây, bác sĩ phát hiện hình ảnh thoát mạch xuất phát từ động mạch vị tá tràng.

Tại điểm thoát mạch, bác sĩ tắc lại bằng keo Histoacryl và Lipiodol. Sau 45 phút thực hiện thủ thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Theo bác sĩ Phong, xuất huyết tiêu hóa trên như trường hợp của bà Bé là một cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp, có thể đe dọa đến tính mạng. Loại xuất huyết này xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng khiến bệnh nhân t.ử v.ong.

Động mạch vị tá tràng là một nhánh của động mạch gan chung, có nhiệm vụ cung cấp m.áu chính cho phần môn vị của dạ dày, đoạn gần tá tràng và đầu tụy. Do vị trí đặc biệt gần thành trước của hành tá tràng, động mạch vị tá tràng là một trong những nguyên nhân quan trọng của xuất huyết tiêu hóa trên, chủ yếu là thứ phát do bệnh loét dạ dày và các khối u xâm lấn ác tính, vỡ túi phình dị dạng, loạn sản mạch, dieulafoy, viêm loét.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *