Bệnh viện tuyến huyện cứu sống bé sinh non nặng chỉ 1,1kg

Khi mang thai ở tuần 28, sản phụ trở dạ và sinh bé nặng 1,1kg. Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ, sau 3 tuần chăm sóc, bé đã nặng 1,8kg, sức khỏe tiến triển tốt.

benh vien tuyen huyen cuu song be sinh non nang chi 11kg b93 5252622

Bé T. đang được các bác sĩ BV Đa khoa Mộc Châu chăm sóc (Ảnh: BVCC)

Ngày 25/9, BV Đa khoa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, BV đang chăm sóc, điều trị cho bệnh nhi sơ sinh V.V.T. (trú tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Sơn La) sinh non khi thai mới 28 tuần, nặng 1,1kg.

Khoảng 3 tuần trước, sản phụ Vì Thị Thích, mẹ bé có biểu hiện trở dạ như đau bụng dữ dội,… Khi đó, chị Thích mang thai ở tuần 28. Thấy vậy, gia đình nhanh chóng đưa sản phụ đến BV Đa khoa Mộc Châu cấp cứu.

Tại BV, bác sĩ xác định sản phụ có dấu hiệu sinh non nên tiến hành mổ cấp cứu. Sau 30 phút, bác sĩ lấy ra em bé nặng 1,1kg. Sau sinh, bé được chuyển lên Đơn nguyên Sơ sinh (BV Đa khoa Mộc Châu) tiếp tục chăm sóc.

Bác sĩ Phạm Hồng Tươi, Khoa Đơn nguyên sơ sinh cho biết, trẻ được chuyển đến khoa trong tình trạng suy hô hấp sau sinh, phản xạ sơ sinh yếu, tím quanh môi, phổi thông khí kém, rút lõm lồng ngực. Ngay lập tức, bác sĩ tiến hành ủ ấm, bóp bóng oxy mask hỗ trợ.

Do bệnh nhi được sinh non tháng khi mới 28 tuần t.uổi, chỉ nặng 1,1kg kèm suy hô hấp sau sinh nên các bác sĩ đã kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để cứu sống trẻ và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Sau 15 ngày điều trị, cháu bé hỗ trợ thở oxy, nuôi dưỡng tĩnh mạch và ăn qua sonde. Các dấu hiệu sinh tồn tiến triển khá tốt. Đến nay, sau 3 tuần được chăm sóc, tình trạng sức khỏe của bé đã dần ổn định, cân nặng đặt 1,8kg.

Chị Vì Thị Thích cho biết, khi sinh ra bé nhỏ xíu. Gia đình cũng lo lắm, bởi lúc đó sức khỏe con rất yếu. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc của các y bác sĩ, đến nay sức khỏe của bé đã dẫn ổn định. Gia đình cảm ơn các y bác sĩ nhiều lắm.

Ngoài bé T., hiện tại BV Đa khoa Mộc Châu cũng đang chăm sóc, điều trị cho bé L.T.N. (trú tại huyện Yên Châu). Đây là trường hợp trẻ đẻ non khi t.uổi thai 28 tuần, trọng lượng lúc sinh 1kg. Do mẹ bé thiếu sữa, trong quá trình điều trị, các y bác sĩ đã xin sữa từ những bà mẹ cho con bú khác để hỗ trợ nuôi dưỡng em bé.

Hiện tại, hoàn cảnh cả hai bệnh nhi trên rất khó khăn. Vì vậy, BV đứng ra quyên góp ủng hộ cho 02 trường hợp trên để chia sẻ gánh nặng với gia đình. Mọi đóng góp xin được gửi về số tài khoản: 41210000244891; Phòng giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Mộc Châu (BIDV). Hoặc liên hệ qua ông Lê Mạnh Chung, Điều dưỡng trưởng tổ chăm sóc khách hàng. ĐT: 0972.118.027.

Thanh Hóa: Cứu chữa bé 2 t.uổi bị chó cắn với các vết thương nặng

Sáng 23/9, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, cơ sở này vừa cứu chữa kịp thời bệnh nhi 2 t.uổi bị chó cắn với nhiều vết thương nặng ở vùng cổ, hàm, mặt, bị bong lóc hộp sọ, chảy nhiều m.áu.

thanh hoa cuu chua be 2 tuoi bi cho can voi cac vet thuong nang 69a 5247928

Sau 5 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhi đã tỉnh, vết mổ đã khô, ăn uống được, chơi ngoan và có thể xuất viện trong 1 đến 2 ngày tới. Ảnh: Hoa Mai – TTXVN

Bệnh nhi là cháu N.K.T, trú ở xã Đông Quang (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), bị chó cắn khi sang chơi ở nhà hàng xóm. Bé được gia đình đưa đi cấp cứu và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) trong tình trạng vùng da đỉnh đầu rách, bong lóc hộp sọ, trong đó có 3 vết cắn sâu có kích thước 3cm x 8cm, đồng thời bị rách da vùng cổ, mất tổ chức vùng má thái dương phải, lộ mạch m.áu… Bệnh nhi nhanh chóng được hội chẩn mổ cấp cứu. Ca mổ kéo dài 2 giờ.

Bác sỹ chuyên khoa I Vũ Văn Thoan, Phó trưởng khoa Khoa Răng Hàm Mặt, cho biết: Với tình trạng của bé, nếu không kịp thời được phẫu thuật thì các vết thương rất dễ bị n.hiễm t.rùng nặng và diễn biến khó lường khiến thời gian nằm viện kéo dài. Ê kíp phẫu thuật đã nhanh chóng vệ sinh, cầm m.áu, khâu lại các vạt da bị rách cho bé đồng thời cố gắng đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ sau khi hồi phục.

thanh hoa cuu chua be 2 tuoi bi cho can voi cac vet thuong nang f64 5247928

Ê kíp phẫu thuật đã nhanh chóng vệ sinh, cầm m.áu, khâu lại các vạt da bị rách cho bé đồng thời cố gắng đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ sau khi hồi phục. Ảnh: Hoa Mai – TTXVN

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, trung bình mỗi năm Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị từ 20 – 30 bệnh nhân bị chó cắn. Chó thường cắn vào mặt của trẻ do vùng cơ thể đó ngang tầm của con vật. Khi bị chó cắn, ngoài những vết thương rách để lại sẹo xấu và các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe, nạn nhân còn bị sang chấn tâm lý và có thể bị lây bệnh dại qua vết cắn.

Các bác sỹ cũng khuyến cáo, các gia đình không cho trẻ lại gần chó, đặc biệt là chó lạ, không để trẻ trêu chọc chó khi chó đang ăn, đang ngủ hoặc khi trẻ đang ăn. Cần xử lý vết thương kịp thời cho trẻ khi bị chó cắn. Nếu vết thương nhỏ, không c.hảy m.áu hay c.hảy m.áu ít thì người lớn nên rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước. Nếu vết thương lớn thì cần cầm m.áu, ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương. Cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *