Nhớ lại hình ảnh con gái bị sặc sữa và khắp người tím tái, nằm im bất động, chị Linh Chi không khỏi đau đớn, xót xa.
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng nguy hiểm và thậm chí có thể khiến bé t.ử v.ong. Mới đây, chị Nguyễn Thị Linh Chi, 24 t.uổi (sống tại Cần Thơ) cũng đã chia sẻ câu chuyện con gái mới sinh không may bị sặc sữa khi đang bú mẹ và phải đi cấp cứu khiến nhiều người chú ý.
Theo chị Hạnh chia sẻ, chuyện xảy ra cách đây gần 1 tháng, khi đó chị không may cho con mới sinh bú sai tư thế dẫn đến bé bị sặc sữa, tím tái và ngạt thở. Nhớ lại hình ảnh con gái nằm bất động và được chuyển vào phòng cấp cứu, chị Hạnh vẫn không khỏi rùng mình. Thời điểm đó, chị đã khóc rất nhiều vì lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra: “Mình nhớ như in hình ảnh cả người con tím tái, bất động, còn mình chỉ biết đứng ngay cửa phòng nhìn mọi người chạy đi cấp cứu cho con. Lúc đấy mình khóc, sợ và lo lắng những điều không tốt sẽ xảy đến với con”.
Chị Linh Chi và con gái – bé Trần Phan Bảo Ngọc (tên ở nhà là Nhím).
Được biết, chuyện xảy ra khi chị Linh Chi mới sinh con gái được 1 ngày: “Do mới sinh xong và cũng là con đầu lòng nên mình chưa có kinh nghiệm và cho bé bú ở tư thế nằm. Một lý do nữa là do bệnh viện không hút dịch dạ dày ngay cho các bé mà để bé thực hiện da tiếp da với mẹ và bú sữa non.
Bé nhà mình do có dịch trong dạ dày nên khi cho bú ở tư thế nằm, đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác với người lớn dẫn đến sặc. Lần đầu làm mẹ, mình lại chưa biết cách xử lí đúng khi thấy con bị sặc sữa khiến tình trạng bé trầm trọng hơn. Trước giờ, đa phần khi thấy bé sặc các mẹ thường sẽ bế con lên ngay nhưng điều này vô tình sẽ đẩy dịch hoặc sữa tràn về khí quản và phổi. Mình cũng làm vậy khiến cho con bị tắt đường thở, tím tái cả người”.
Những hình ảnh bé Nhím khi ở phòng chăm sóc đặc biệt, bé bị lấy ven luồn kim khắp 2 tay chân, cũng như phải tiêm rất nhiều thuốc hỗ trợ.
Sau khi cấp cứu xong, bé Nhím đã có thể thở được, nhưng lại bị đưa vào phòng cách li do bị ngạt dẫn đến viêm phổi. Con gái chị phải nằm viện tổng cộng 7 ngày, trong đó là 3 ngày cách li, 1 ngày tại phòng vô trùng và 3 ngày ra phòng bình thường để theo dõi. Trong thời gian này, bé bị lấy ven luồn kim khắp 2 tay và chân, phải tiêm kháng sinh và rất nhiều các thuốc hỗ trợ khác.
May mắn là sau 7 ngày cam go đó, sức khỏe của bé Nhím đã ổn định dần và được xuất viện. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi thường xuyên vì bé từng bị sặc sữa dẫn đến viêm phổi, và do có sử dụng kháng sinh nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn trẻ sơ sinh khác. Bé Nhím cũng cần tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ đến đủ 6 tháng hoặc khi sức khỏe đã ổn định thật sự.
Hiện tại bé Nhím đã được 27 ngày t.uổi, sức khỏe của bé cũng ổn định hơn nhiều.
Chị Linh Chi cũng trải lòng đến bây giờ mỗi khi cho con bú chị không khỏi ám ảnh về sự việc ngày hôm đó. Điều mong mỏi lớn nhất của chị đó là con sẽ luôn bình an và khỏe mạnh. Bên cạnh đấy, chị cũng không quên lưu ý các bà mẹ khác về tư thế bú an toàn cho trẻ sơ sinh:
“Tư thế bú đúng được các bác sĩ khuyên là cho bé bú ở tư thế mẹ ngồi thẳng lưng và đỡ bé để bé hoàn toàn hướng mặt về phía mẹ. Mẹ nhớ nâng cằm bé chạm vào ngực mẹ, mũi không bị chặn. Giữ bé nằm ngang, cong người lại và xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ.
Các mẹ nhớ giữ cả thân hình và phần đầu của bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ, tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức. Cho con nằm nghiêng khoảng 30 – 45 độ so với lưng mẹ và tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ. Dùng 2 ngón tay chặn tia sữa đối với những mẹ có nhiều sữa để tránh bé nuốt không kịp dẫn đến sặc”.
Theo Helino
Nhổ răng cho con xong nhưng không biết răng rơi đâu, 3 tháng sau đến bệnh viện khám bố mẹ mới biết lý do
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra với b.é g.ái 8 t.uổi sau khi mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà.
Trong lúc người mẹ tự nhổ răng sữa cho con, chiếc răng bất ngờ rớt xuống cổ họng khiến bé ho dai dẳng suốt 3 tháng. Đó là trường hợp của bé Tú (8 t.uổi, ngụ ở TP Cần Thơ, tên đã thay đổi).
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) cho biết, khi người nhà đưa bé Tú đến bệnh viện thì bé đã có biểu hiện ho dai dẳng, kéo dài suốt 3 tháng nhưng không khỏi.
Ảnh chụp X-quang cho thấy dị vật nằm ở phổi bệnh nhi.
Theo lời khai của mẹ bé, trước đó thấy răng sữa bé sâu, chị đã tự nhổ cho con gái. Tuy nhiên, chiếc răng rụng bất ngờ và người mẹ không biết răng sữa đã rơi đi đâu.
Suốt 3 tháng sau đó, bé liên tục ho không rõ nguyên nhân.
Mãi đến khi chụp phim X-quang, các bác sĩ phát hiện trong phổi bệnh nhi có một cái răng sữa thì gia đình mới biết chiếc răng đã rớt xuống cổ họng và nằm trong người bệnh nhi một thời gian kéo dài.
Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật.
Ê kíp điều trị đã tiến hành nội soi, lấy ra chiếc răng sữa nằm trong phổi b.é g.ái.
Do dị vật nằm sâu bên trong nên rất khó lấy ra. Hậu can thiệp, bé vẫn còn tình trạng viêm phổi nên sẽ được điều trị kéo dài.
Chiếc răng sữa sau khi lấy ra.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyên phụ huynh không nên tự nhổ răng cho trẻ. Bởi nếu không may răng lọt vào đường thở, rơi xuống phổi sẽ gây khó thở tím tái, xẹp nửa phổi và thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ngoài tai nạn hy hữu như trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ dưới đây:
– Không nhổ hết toàn bộ răng.
– C.hảy m.áu tại vùng nhổ răng kéo dài.
– Khi không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.
– Nếu bị đau khi nhổ còn dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do bị “ám ảnh”.
– Tự nhổ răng sữa tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.
Theo Helino