Chóng mặt hay choáng váng là hai triệu chứng khác nhau xuất phát từ những bệnh lý khác biệt, mà đôi khi nhiều người nhầm lẫn.
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý thần kinh
Cảnh giác với triệu chứng chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có bệnh về thần kinh. Chóng mặt là một cảm giác hay ảo giác về cử động của cơ thể hoặc môi trường, thường gặp nhất là cảm giác xoay tròn kèm theo buồn nôn, đi đứng không vững, dáng đi lệch lạc, có thể khởi phát hay nặng lên khi cử động đầu. Trong khi đó, choáng váng mô tả cảm giác mất thăng bằng, loạng choạng, muốn té xỉu.
Với trường hợp chóng mặt, triệu chứng này thường bắt nguồn từ rối loạn thần kinh hay hệ thống t.iền đình gồm tai, mắt hay t.iền đình tủy sống. Chóng mặt còn hay đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, mất thính lực hay rung giật nhãn cầu… Trái lại, nguyên nhân dẫn đến choáng váng xuất phát từ thiếu m.áu hoặc oxy lên não do hạ huyết áp, bệnh lý tim mạch hay do rối loạn chuyển hóa… Choáng váng thường kèm theo các triệu chứng lảo đảo, bủn rủn, lú lẫn…
Khi thấy người thân choáng váng, chóng mặt, người nhà nên đỡ người bệnh lập tức ngồi hay nằm xuống để tránh những thương tổn như té ngã, đồng thời cho bệnh nhân uống nhiều nước, hít thở sâu, giảm cường độ sáng. Nếu choáng váng do lượng đường trong m.áu giảm, có thể cho bệnh nhân ăn một chút gì đó để lấy lại sức. Lưu ý người bệnh không nên leo thang bộ, tự chạy xe hay vận hành máy móc sẽ rất nguy hiểm. Đồng thời, người nhà cũng tránh để bệnh nhân sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc đi giày dép quá cao dẫn đến té ngã…
Chế độ ăn cho người hay chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý thần kinh. Khi bị chóng mặt, người bệnh thường băn khoăn không biết đây là triệu chứng của rối loạn t.iền đình hay thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, chóng mặt còn có thể do tâm lý, thường do stress. Trước hết, khi chóng mặt, bệnh nhân nên nằm nghỉ sẽ làm cơn chóng mặt qua đi; nếu cơn chóng mặt lặp lại, nên đi khám tại các phòng khám đa khoa hoặc các phòng khám về thần kinh.
Đối với chế độ ăn, sau khi cơn chóng mặt qua đi, bệnh nhân có thể uống 1 cốc trà gừng. Trong trường hợp bị chóng mặt, phải giảm bớt nhưng không phải nhịn ăn. Do nhiều người sợ nôn nên nhịn ăn, điều này không đúng, chỉ giảm 20-30% khẩu phần trong ngày. Thực phẩm ưu tiên khi bị chóng mặt cần ăn đường đơn kèm đường phức hợp (mật ong, mật mía, nước ngọt) để tăng đường huyết. Nhưng cần bổ sung đường phức hợp vì đường đơn chỉ giải quyết được tình trạng trong 30 phút. Đường phức hợp bao gồm bánh quy, bột ngũ cốc, sữa.
Do bình thường ăn các thực phẩm thô nhưng khi chóng mặt cần chọn các thức ăn đã được chuyển hóa một phần (cháo, súp), ưu tiên thêm các thực phẩm giàu lơxim vì đây là axit amin thiết yếu, là chất dẫn truyền giúp cho việc chuyển hóa ôxy lên não (có trong các thực phẩm thịt gia súc, gia cầm và các loại đậu). Ngoài ra, cần uống nước đều đặn và ít một. Nếu bị chóng mặt, có thể dùng ống hút để uống nước thêm và không nên kiêng ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn.
Một số lưu ý
Nếu bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt kéo dài cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ phát hiện bệnh lý. Trường hợp người bệnh có triệu chứng chóng mặt nghi ngờ liên quan đến thần kinh Trung ương thì phải được bác sĩ chuyên khoa thần kinh xem xét và đ.ánh giá.
Biến chứng bệnh lý có thể xảy ra phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt, tuy nhiên không có biến chứng nguy hiểm do chóng mặt từ nguyên nhân thần kinh ngoại biên cấp tính và hiếm khi thấy chóng mặt cấp tính xảy ra trong lúc bệnh nhân đang lái xe hay đang điều khiển máy móc nguy hiểm. Tiên lượng bệnh cũng phụ thuộc vào nguyên nhân, hầu hết các đợt chóng mặt do nguyên nhân thần kinh ngoại biên cấp tính đều tự giới hạn.
Nếu bệnh nhân đã có một cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thì có khả năng tăng nguy cơ bị những cơn chóng mặt xảy ra sau đó, có khoảng 7 – 23% tái phát trong giai đoạn ngắn và 50% tái phát trong giai đoạn dài. Những bệnh nhân có bệnh lý về thân não hay tiểu não sẽ giảm khả năng thích nghi và triệu chứng chóng mặt có thể kéo dài bất định.
Người bị huyết áp thấp cần biết những điều này
Huyết áp thấp là tình trạng mức huyết áp giảm đột ngột. Chỉ số huyết áp bình thường nằm trong khoảng 90/60 đến 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp là khi chỉ số nhỏ hơn 90/60 mm Hg, theo The Health Site.
Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt lả, buồn nôn, lú lẫn và nhìn mờ… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tình trạng huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt lả, buồn nôn, lú lẫn và nhìn mờ.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Ngay cả những dạng huyết áp thấp vừa phải cũng có thể gây chóng mặt, mệt lả, ngất xỉu và dễ bị té ngã.
Nếu cảm thấy mạch nhanh, hơi thở ngắn, da lạnh hoặc nổi da gà, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là sốc do hạ huyết áp, cần được cấp cứu ngay.
Và huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm cơ thể không đủ ô xy để thực hiện các chức năng, dẫn đến tổn thương tim và não.
Ngay cả những dạng huyết áp thấp vừa phải cũng có thể gây chóng mặt, mệt lả, ngất xỉu và dễ bị té ngã – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực phẩm giúp tăng huyết áp
Tuy nhiên, nhiều người bị huyết áp thấp không cần dùng thuốc. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và các biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà có thể giúp ích cho việc cân bằng huyết áp.
Ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tăng huyết áp.
Và đây là một số loại thực phẩm người bị huyết áp thấp nên đưa vào thực đơn hằng ngày, theo The Health Site.
1. Thực phẩm giàu vitamin B-12
Không đủ vitamin B-12 có thể dẫn đến thiếu m.áu, do đó có thể làm giảm mức huyết áp và gây ra mệt mỏi.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu B12 như trứng, thịt và men dinh dưỡng.
2. Thực phẩm giàu folate
Sự thiếu hụt folate cũng có thể góp phần gây ra bệnh thiếu m.áu. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu folate như măng tây, đậu, trái cây họ cam quýt, rau xanh, trứng và gan.
3. Thức ăn mặn
Ăn hơi mặn có thể giúp người huyết áp thấp tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên ăn quá mặn, vì ăn mặn nhiều quá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Trà cam thảo
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã tiết lộ rằng uống trà cam thảo có thể giúp tăng huyết áp, theo The Health Site.
5. Cà phê và trà chứa caffein
Caffeine có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim.
6. Sữa hạnh nhân
Ngâm 5 đến 6 quả hạnh nhân qua đêm, sáng hôm sau bóc vỏ, tán thành bột và đun sôi thành thức uống. Uống nước này hằng ngày để ngăn ngừa huyết áp thấp.
7. Nhai lá húng quế
Nhai khoảng 4-5 lá húng quế vào buổi sáng có thể giúp kiểm soát huyết áp vì rất giàu kali và magiê, giúp lưu thông m.áu, theo NDTV.
8. Dầu ô liu
Dầu ô liu rất giàu vitamin E, sắt và đồng, và đặc biệt là có vị hơi mặn, có thể làm tăng huyết áp.
Những ai có nguy cơ bị huyết áp thấp?
Một số nguyên nhân gây ra huyết áp thấp gồm mất nước, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục mạnh mẽ, thiếu m.áu, căng thẳng, bệnh về tuyến giáp, lượng đường trong m.áu thấp, mất m.áu quá mức, thay đổi đột ngột vị trí, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, bị sốc phản vệ, đau tim hoặc bệnh tim, n.hiễm t.rùng nặng, bệnh thần kinh như Parkinson’s hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
Mẹo để tránh huyết áp thấp
Uống nhiều nước hơn
Mất nước có thể làm giảm thể tích m.áu và gây tụt huyết áp. Uống nhiều nước hơn và hạn chế rượu bia nếu huyết áp thấp hơn mức bình thường.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn cho cả quá trình tiêu hóa và lưu lượng m.áu. Vì vậy, hãy ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Không tập quá nặng
Nếu tập thể dục khi nắng nóng, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và nhớ tăng cường cung cấp nước cho cơ thể.
Tránh mất nước
Ở lâu trong phòng xông hơi và bồn tắm nước nóng vì có thể gây mất nước, theo Health Line.
Đang ngồi, hãy đứng lên từ từ
Tránh nằm lâu
Mang vớ nén nhằm giúp m.áu di chuyển ngược từ chân và bàn chân lên, theo The Health Site.