Con trai ăn phải gói hút ẩm, hành động cứu con chỉ trong 30 giây của người mẹ được bác sĩ khen “tuyệt vời”

Bác sĩ sau khi kiểm tra cho Tiểu Bình đã kết luận cậu bé không có vấn đề gì lớn. Việc làm của mẹ cậu bé được bác sĩ hết lời ca ngợi là “nhanh và giỏi hơn tôi”.

Thiên tính của trẻ nhỏ là hiếu động và thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Nhất là t.rẻ e.m lên 3 – một độ t.uổi vô cùng nghịch ngợm nhưng lại chưa ý thức được đồ vật nào có thể gây nguy hiểm cho mình.

Một b.é t.rai 3 t.uổi ở Trung Quốc tên Tiểu Bình hiện đang học mẫu giáo. Hàng ngày người mẹ sau khi đón cậu bé từ trường về sẽ để bé chơi một mình trong phòng khách còn cô nấu ăn trong bếp. Một hôm Tiểu Bình xé túi bánh mì ra, nhìn thấy gói hút ẩm trong đó liền nghĩ rằng nó có thể ăn được.

Mẹ Tiểu Bình đi ra nhìn thấy thì cậu bé đã dốc cả nửa gói hút ẩm vào miệng. Người mẹ vội vã đưa Tiểu Bình vào nhà vệ sinh, dùng tay móc sạch chất hút ẩm trong miệng con trai rồi cho cậu bé uống sữa. Chuỗi hành động đó chỉ mất 60 giây, sau đó cô lập tức đưa Tiểu Bình vào bệnh viện.

con trai an phai goi hut am hanh dong cuu con chi trong 30 giay cua nguoi me duoc bac si khen tuyet voi c19aa8

Bác sĩ sau khi kiểm tra cho Tiểu Bình kết luận cậu bé không có vấn đề gì lớn. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ sau khi kiểm tra cho Tiểu Bình kết luận cậu bé không có vấn đề gì lớn. Việc làm của mẹ cậu bé được bác sĩ hết lời ca ngợi là “nhanh và giỏi hơn tôi”. Tuy vậy người mẹ vẫn rất áy náy, hổ thẹn khi không sát sao trông con, để con trai xảy ra chuyện. Cô cũng tự hứa với bản thân sau này cần phải cẩn thận hơn.

Những gói hút ẩm có mặt ở khắp mọi nơi, chúng được tìm thấy trong vô số những sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Vì thế khả năng trẻ nhỏ ăn nhầm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu trẻ chẳng may ăn nhầm chất hút ẩm, điều cha mẹ cần làm là:

Gây nôn cho trẻ

Nếu phát hiện trẻ ăn nhầm gói hút ẩm, cha mẹ phải lập tức móc hết các hạt hút ẩm trong miệng con đồng thời gây nôn để tống sạch chúng ra khỏi dạ dày và thực quản của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ đã hôn mê, cha mẹ không được gây nôn nữa, dễ khiến trẻ sặc mà ngạt thở. Trong trường hợp ấy, cha mẹ phải đưa con vào bệnh viện ngay lập tức.

con trai an phai goi hut am hanh dong cuu con chi trong 30 giay cua nguoi me duoc bac si khen tuyet voi 249dd5

Cho trẻ uống sữa

Trên thị trường hiện nay có 2 loại hút ẩm thường dùng là hạt chống ẩm từ silica gel và chất chồng ẩm từ bột canxi clorua. Nếu trẻ nuốt phải bột canxi clorua sẽ gây ra hiện tượng trúng độc là cảm giác cháy bỏng miệng, viêm loét môi, lưỡi và thực quản. Canxi clorua là một chất hóa học có tính kiềm mạnh, cho trẻ uống sữa sẽ trung hòa bớt tính kiềm của nó, giúp bảo vệ niêm mạc khoang miệng và thực quản của bé không bị tổn thương.

Trong trường hợp trẻ nuốt phải hạt chống ẩm được làm từ silica gel, thì bản chất hạt silica gel là trơ về mặt hóa học nên sẽ không có phản ứng với cơ thể. Trẻ chỉ cần uống nhiều nước để các hạt này ngậm đầy nước, sẽ không tương tác với niêm mạc cơ thể nữa, sau đó chúng được bài tiết qua đường tiêu hóa.

Uống nhiều nước hoặc uống sữa có tác dụng trong cả 2 trường hợp, cha mẹ hãy cho trẻ uống khoảng 150 – 240ml sữa là được.

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện

Sau khi cha mẹ thực hiện những biện pháp sơ cứu tại nhà thì phải đưa ngay con tới bệnh viện để bác sĩ tiến hành những kiểm tra chuyên sâu và can thiệp điều trị nếu cần.

con trai an phai goi hut am hanh dong cuu con chi trong 30 giay cua nguoi me duoc bac si khen tuyet voi a5e5f4

Cha mẹ cần bao quát toàn bộ phạm vi chơi đùa của con xem có đồ vật nguy hiểm nào xuất hiện hay không. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ có thể hạn chế những tai nạn xảy ra cho trẻ bằng cách:

Phân loại đồ vật, đặt những đồ vật mang tính chât nguy hiểm lên cao

Dù có bận rộn thế nào thì cha mẹ cũng cần phải sắp xếp đồ vật sao cho gọn gàng và nhất là không được để những thứ nguy hiểm trong tầm với của trẻ. Hộp thuốc, dao, kéo, đồ vật nhỏ gây hóc… cần được cất lên cao, vượt tầm với của trẻ.

Quan sát xem phạm vi hoạt động của trẻ có an toàn hay không

Trẻ vô cùng hiếu động, có thể lần tìm vào mọi ngõ ngách trong nhà để nghịch ngợm. Vì thế cha mẹ cần bao quát toàn bộ phạm vi chơi đùa của con xem có đồ vật nguy hiểm nào xuất hiện hay không. Nếu có, cha mẹ hãy cất chúng đi để tránh con ăn nhầm hoặc làm tổn thương bé.

Dạy trẻ nên và không nên ăn gì

Trẻ lên 3 đã có thể nghe hiểu và ghi nhớ lời người lớn, do đó thỉnh thoảng cha mẹ nên dạy con những kiến thức cơ bản về việc nên và không nên ăn gì. Cha mẹ có thể đưa gói hút ẩm ra trước mặt trẻ rồi nhấn mạnh rằng đó là món đồ không ăn được, sau đó vứt vào thùng rác để con nhìn thấy. Với cách làm này xác suất trẻ gặp phải nguy hiểm sẽ giảm đi đáng kể.

Theo Helino

B.é t.rai 4 t.uổi mắc kẹt dị vật trong thực quản

Trong quá trình chơi đùa, b.é t.rai 4 t.uổi không may nuốt phải dị vật bằng sắt mắc kẹt trong thực quản gây nguy hiểm.

Tuần qua, bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận một b.é t.rai bị hóc dị vật mắc kẹt trong thực quản. Đó là trường hợp của bệnh nhân Phạm Duy Th. (4 t.uổi, Hoàng Diệu, Chương Mỹ, Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau cổ họng, nuốt vướng, nuốt đau do hóc phải dị vật.

Theo lời kể của gia đình, sau khi ngủ dậy, cháu Th. trong lúc chơi đã nuốt phải một vật nhỏ, sau đó kêu đau họng, bố mẹ ngay lập tức đã đưa cháu vào bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ. Tại đây, cháu bé được các bác sĩ chỉ định chụp phim X.quang, hình ảnh cho thấy có dị vật cản quang ở khoảng 1/3 trên thực quản, gần hầu họng.

Ngay sau đó, gia đình đã chuyển cháu bé thẳng lên bệnh viện Đa khoa Hà Đông để kịp thời xử lý.

be trai 4 tuoi mac ket di vat trong thuc quan ebaad7

Dị vật trong thực quản của cháu Th…

Sau khi thăm khám, các bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiến hành nội soi cấp cứu cho cháu Th. Tuy nhiên, vì bệnh nhân còn nhỏ t.uổi, nên các bác sĩ đã quyết định gây mê.

Kết quả nội soi cho thấy: dị vật cách cung răng trên khoảng 17cm có dạng bằng sắt, dạng tròn, cắm vào thực quản, đây là một vật hình như bông hoa, bằng sắt, bên trong là nhựa, đường kính khoảng 1,2cm. Xác định được vị trí, bác sĩ đã dùng kìm răng cá sấu nhấc dần những chỗ dị vật mắc vào thực quản rồi từ từ lôi ra ngoài.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Đào Chinh – Trưởng khoa Nội tiêu hóa cho biết: “Về trường hợp của bệnh nhân Th., rất may gia đình đưa cháu đến bệnh viện kịp thời nên không nguy hiểm nhiều đến tình mạng, nếu rơi vào trường hợp các cháu bé nhỏ hơn, chưa biết nói, rất có thể gia đình sẽ không tìm ra nguyên nhân để xử lý.

Bên cạnh đó, bác sĩ Phạm Thị Đào Chinh cũng khuyến cáo, hóc dị vật ở trẻ nhỏ cũng là tình trạng mà các bác sĩ không hiếm gặp. Do trẻ nhỏ có tính tò mò, hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên dễ cho các đồ vật vào miệng dẫn đến hóc các dị vật sắc, nhọn, có hóa chất độc hại… Các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng chú ý con em mình, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Theo nguoiduatin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *