Ngày 25-12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TP, góp phần tạo diện mạo mới, đột phá trong điều trị cho ngành y tế.
Cụ thể: 1. “Sử dụng trí tuệ nhân tạo của Robot Modus V Synaptive trong phẫu thuật thần kinh” ( Bệnh viện Nhân dân 115, kỹ thuật cao phẫu thuật u não, là đơn vị đầu tiên của châu Á triển khai thành công); 2. “Phâu thuât đặt điên cưc kich thich nao sâu điêu tri bênh Parkinson”(Bệnh viện Nguyễn Tri Phương); 3. “Ôxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể trong điều trị suy hô hấp tuần hoàn ở t.rẻ e.m” (Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố và Bệnh viện Nhi Đồng 1); 4. “Tiêm nội nhãn chất ức chế yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF inhibitors) trong điều trị bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP)” (Bệnh viện Nhi Đồng 1); 5.
Kỹ thuật cao trong phẫu thuật u não vừa được Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM áp dụng
“Phẫu thuật Hybrid chuyển vị các nhánh động mạch tạng và não – đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng trên thận và quai động mạch chủ” (Bệnh viện Bình Dân); 6. “Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư họng miệng thanh quản bằng laser” (Bệnh viện Tai Mũi Họng); 7. “Phẫu thuật vi phẫu nối mạch chi bằng bộ nối mạch m.áu nhỏ Anastomotic Coupler” (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình); 8. “Ứng dụng các thuật toán tiên tiến giúp xạ trị trúng đích” (Bệnh viện Ung Bướu); 9. “Xác định HLA độ phân giải cao bằng kỹ thuật NGS” (Bệnh viện Truyền m.áu – Huyết học); 10. “Sử dụng Laser Fotona Ebrium Yag trong hỗ trợ điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức” (Bệnh viện Hùng Vương).
GS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết trong lộ trình xây dựng TP trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn 2020-2025, ngành y tế TP sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế trên địa bàn phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên khoa sâu, là hạt nhân trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học…
Tin-ảnh: Ng.Thạnh
Theo nguoilaodong
Chuyên gia chỉ cách nhận biết sớm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý rất phổ biến gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Tuỳ thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ thoát vị và thể thoát vị mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Vì vậy để nhận biết được bệnh lý này là vô cùng quan trọng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm cột sống, đứng thứ 2 sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Lão hóa, thói quen công việc… đều là những tác nhân gây ra bệnh lý này.
Trên thực tế lâm sàng, có một số bệnh nhân vừa có thoát vị đĩa đệm thắt lưng, vừa có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì ưu tiên mổ là giải quyết thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ trước để giải phóng chèn ép tủy, sau đó mới giải quyết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các triệu chứng đau, tê, khiếm khuyết một vài chức năng nhưng hoàn toàn không phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà là do bệnh lý ở tại chỗ.
Theo TTƯT.ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ- Bệnh viện nhân dân 115 ( TP. HCM), biểu hiện đầu tiên là bệnh nhân lúc nào cũng có phản ứng đau ở vùng cổ, đau tăng khi vận động, cúi hoặc nghiêng sang hai bên, ngồi làm việc, giữ tư thế cổ ở trước màn hình,… tần số đau càng ngày tăng lên nếu không có điều trị đặc hiệu thì sẽ không thuyên giảm triệu chứng này.
Sau hiện tượng đau, bệnh nhân có thể gặp phải những khiếm khuyết về thần kinh như tê liệt, giảm vận động vùng của dây thần kinh bị chèn ép.
Ở phần cột sống cổ, các bác sĩ thường thăm khám những động tác khác do rễ thần kinh chi phối và suy ra được những rễ thần kinh bị chi phối. Ví dụ như dang cánh tay ra, để có thể làm được động tác này bệnh nhân phải có sức kéo của cơ Delta để kéo cánh tay ra nhưng nếu có một thoát vị đĩa đệm ở C4 chèn ép vào rễ C4 thì điều này sẽ làm giảm vận động ở cơ Delta, bệnh nhân sẽ không dang tay được hoặc bệnh nhân làm rất yếu vì không đủ lực. Tùy theo động tác mà bệnh nhân bị khiếm khuyết, giảm vận động hay bị liệt thì chúng ta sẽ suy ra rễ thần kinh bị chèn ép.
Sau khi đ.ánh giá khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đối chiếu với hình ảnh học để củng cố chẩn đoán, xem xét giữa triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học có phù hợp, có giải thích được triệu chứng của người bệnh hay không. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra kết quả cuối cùng là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đồng thời phải khu trú được vùng bị chèn ép đó là rễ nào. Bởi vì khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do thoái hóa, nhìn phim MRI chúng ta sẽ thấy tất cả các tầng bị thoái hóa và tầng nào cũng có nguy cơ lồi, mất nước, thoát vị trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Nếu chúng ta khám lâm sàng và không phát hiện được triệu chứng phù hợp, khi điều trị sẽ không có kết quả, bệnh nhân sẽ không thấy hết triệu chứng sau khi điều trị.
Về các dấu hiệu cũng như triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có thể dễ nhầm lẫn với hội chứng ống cổ tay. Vậy bệnh nhân nếu không thể phát hiện sớm có thể xảy ra những trường hợp nào?
Cũng theo bác sĩ Sĩ, nếu tổn thương này chỉ khu trú ở một chỗ và bệnh nhân chỉ đau ở từng điểm một thì không đặc thù cho tổn thương của rễ thần kinh, do đó bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các triệu chứng đau, tê, khiếm khuyết một vài chức năng nhưng hoàn toàn không phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà là do bệnh lý ở tại chỗ.
Ví dụ bệnh nhân bị thương thần kinh ở cổ tay được gọi là tổn thương ống cổ tay thì chỉ bị thương ở vị trí ống cổ tay và gây chi phối đến các ngón tay và bàn tay nhưng tổn thương hoàn toàn không liên quan đến cổ. Tuy nhiên, bệnh nhân nếu không biết có thể nghĩ đây là một triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở cổ. Thậm chí có những bệnh nhân đã bị mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng thực tế họ đang bị hội chứng ống cổ tay, khi mổ cổ xong thì họ hoàn toàn không được cải thiện dấu hiệu ở bàn tay.
Do đó, để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ đề nghị một số chỉ định cận lâm sàng sau khi xét nghiệm lâm sàng. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được chụp X-quang cột sống cổ. Khi bệnh nhân đau sẽ có những phản ứng và sẽ thay đổi độ cong sinh lý của cột sống, lỗ ly hợp ở vị trí tổn thương có thể bị bào mòn, rộng ra so với các lỗ ly hợp kế bên hoặc các lỗ trên và dưới có thể thay đổi cấu trúc lỗ ly hợp.
Xét nghiệm tiếp theo sẽ được đề nghị là đo điện cơ để đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cơ, xác định rễ thần kinh nào bị tổn thương mạn tính do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT-scanner cột sống cổ để xác định những tổn thương làm thoái hóa xương hoặc gây nên vôi hóa của dây chằng dọc sau, cũng có thể gây chèn ép cột sống cổ. Hoặc bệnh nhân có thể chụp MRI (cộng hưởng từ) cột sống cổ.
Với những xét nghiệm này có thể xác định thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở mức độ nào và bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân.
Cột sống cổ là phần tiếp sóng giữa thành não và tủy sống phía dưới, do đó phần tủy chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm về những luồng xung động cảm giác từ phía dưới đi lên (dẫn truyền hướng tâm) và các luồn vận động từ trên đi xuống (dẫn truyền ly tâm).
Phần tủy sẽ dẫn truyền từ não đến những phần còn lại của cơ thể phía bên dưới, do đó một tổn thương ở tủy cổ có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi, gây ra những hậu quả nặng nề so với cột sống thắt lưng. Bởi vì giải phẫu ở cột sống thắt lưng chỉ còn các dây thần kinh, không còn các tủy sống (các tủy sống này tập hợp ở vị trí L2), do đó thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng chỉ gây ra hiện tượng chèn ép vào rễ hoặc bao rễ, trong khi đó thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ chèn ép thẳng vào trong tủy sống.
Chính chèn ép tủy sẽ gây ra những tổn thương không thể hồi phục giống như cấu trúc của thần kinh trung ương, các tế bào thần kinh sẽ không thể hồi phục nếu như bị tổn thương. Do đó, có thể nói rằng, tổn thương do thoát vị đĩa đệm sống cổ nguy hiểm hơn rất nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Nguyễn Vũ (ghi)
Theo suckhoedoisong