Thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp, chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu…
“Bệnh từ miệng mà ra” – Bất cứ thứ gì tác động đến thực phẩm của bạn đều có thể là nguồn ô nhiễm làm lây lan bệnh tật, trong đó thớt cũng không ngoại lệ. Bên cạnh bát đũa, nồi niêu, xoong chảo… thì thớt cũng là một vật dụng không thể thiếu với vai trò cắt thái thức ăn.
Trên thực tế, thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp, chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, E.coli, độc tố nấm aflatoxin.
Thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp.
Có 2 loại thớt dưới đây đã được các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ đe dọa sức khỏe, các gia đình nên thận trọng khi sử dụng.
1. Thớt gỗ quá 1 năm chưa thay, có dấu hiệu nấm mốc
Thớt gỗ là lựa chọn của nhiều gia đình vì chúng rất bền, có thể sử dụng được lâu dài nhưng dùng quá lâu một chiếc thớt cũng là một thói quen sai lầm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội): Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn; E.coli gây tiêu chảy…
Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn.
Đặc biệt, nếu thớt gỗ được bảo quản trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh sẽ dễ hình thành nấm mốc, sản sinh ra độc tố aflatoxin – loại chất độc đã được WHO xếp vào các chất gây ung thư nhóm 1 và làm ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Đặc biệt việc đun sôi lau rau rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần. Không nên dùng chung một chiếc thớt để vừa thái đồ sống, vừa thái đồ chín kẻo gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
2. Các loại thớt nhựa kém chất lượng
Thớt nhựa kém chất lượng được bày bán khắp các chợ, cửa hàng với giá thành rẻ, nhiều gia đình ưa chuộng loại thớt này vì chúng rất nhẹ nhàng và đẹp mắt. Tuy nhiên, nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng; khi cắt dễ tạo thành vết nứt; không dễ làm sạch và xử lý dầu mỡ… Một số loại thớt có chứa chất hóa dẻo như chì và cadmium, thậm chí có thể gây ung thư khi sử dụng lâu dài.
Nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng; khi cắt dễ tạo thành vết nứt…
Nghiên cứu của Đại học Michigan và một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Wisconsin (Mỹ), thớt nhựa là loại thớt tồi tệ nhất mà các gia đình không nên dùng, những vết cắt nhỏ, nứt nhỏ trên bề mặt nhựa chính là môi trường để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Theo Tân Hoa Xã, sử dụng thớt nhựa không phải là lựa chọn được khuyến khích. Nhưng nếu bạn muốn dùng, hãy cố gắng tìm mua thớt nhựa ở những thương hiệu uy tín, thớt được làm bằng chất liệu tốt, chịu được nhiệt. Trong quá trình sử dụng, các gia đình cần tránh để thớt nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không dùng để cắt thức ăn quá nóng, tránh rửa bằng nước nóng và sử dụng lượng chất tẩy rửa thích hợp cho thớt.
Dù sử dụng thớt bằng chất liệu nhựa hay gỗ, các chuyên gia vẫn khuyên nên dùng thớt thái đồ sống và chín riêng biệt. Thay thớt sau khi sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau mỗi lần dùng thớt, dùng bàn chải cứng và nước sạch để rửa sạch bụi bẩn và vụn thức ăn. Nếu có mùi tanh, bạn có thể rửa sạch thớt bằng nước vo gạo có pha muối, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
3 người cùng nhà đều mắc ung thư gan, tìm hiểu nguyên nhân bác sĩ liền chỉ ngay vào vật dụng quen thuộc trong nhà bếp
Ngoài những yếu tố như di truyền hay thói quen sống không lành mạnh, ung thư còn xuất phát từ những vật dụng rất đỗi quen thuộc hàng ngày, đặc biệt là trong nhà bếp.
Theo tờ QQ ghi nhận, mới đây gia đình của ông Xiao Yan (Trung Quốc) gồm hai vợ chồng và con đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, phải đến bệnh viện cấp cứu. Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ thì cả ba đều mắc ung thư gan, nhưng điều may mắn là họ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
May mắn thay, cả nhà đều phát hiện bệnh sớm nên có khả năng chữa khỏi (Ảnh minh họa).
Vậy điều gì đã khiến một gia đình 3 người đều mắc ung thư gan, trong khi không ai hút thuốc, uống rượu hay di truyền gì cả? Cảm thấy ngờ vực nên bác sĩ liền hỏi người mẹ một số điều trong việc ăn uống hàng ngày. Hóa ra, chất gây ung thư đã ở trong nhà bếp của gia đình ông Xiao suốt nhiều năm liền, đó chính là… cái thớt.
Rõ ràng nhiều bà nội trợ có tính tiết kiệm nên đã sử dụng một cái thớt liên tục nhiều năm, thậm chí là trên 10 năm. Cho dù trên thớt đã xuất hiện nấm mốc nhưng vẫn có người cho rằng, chỉ cần rửa lại nước sôi là sử dụng tiếp được. Chính thói quen tai hại này là nguồn cơn cho nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Thớt cũ dùng đi dùng lại là nguyên nhân gây nên ung thư gan mà nhiều người không hề biết.
Theo bác sĩ, một tấm thớt chỉ có hạn sử dụng khoảng 3 năm. Bởi nếu dùng càng lâu, nó sẽ là nơi “tập hợp” aflatoxin – một chất gây ung thư cực mạnh. Sự tích tụ của aflatoxin trong cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng lên gan, gây tổn thương cho các tế bào và gây nên ung thư gan.
Trong trường hợp nhà ông Xiao, họ đã dùng liên tục một tấm thớt cũ để thái đồ ăn, khiến aflatoxin bám vào và tích tụ trong người.
Thông qua trường hợp này, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người hãy chú ý hơn đến các vật dụng trong nhà. Trên thực tế, aflatoxin cũng chứa nhiều ở bàn chải đ.ánh răng, đũa hay các thực phẩm bị mốc. Quan trọng hơn là một số thay đổi trong cơ thể đang cảnh báo bạn bị ung thư gan:
1. Hôi miệng
Khi chúng ta ăn một số thực phẩm nặng mùi như tỏi thì nó sẽ làm hôi miệng, nhưng nó thường biến mất sau khoảng thời gian ngắn. Thế nên, nhiều người nghĩ rằng hôi miệng là do ăn uống mà bỏ qua những vấn đề về gan.
Trên thực tế, hôi miệng lâu ngày không khỏi là một dấu hiệu của những bất thường về gan. Bởi khi gan gặp vấn đề thì khả năng giải độc và p.hân h.ủy amoniac của nó cũng suy yếu, từ đó khiến mùi được đẩy ra khỏi cơ thể khi thở. Trong trường hợp này, nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn còn mùi thì hãy đi khám ngay.
2. Đi tiểu nặng mùi
Cơ thể chúng ta liên tục lưu thông nước đi khắp mọi bộ phận và sau đó thải ra bằng đường nước tiểu. Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì khi đi tiểu chỉ có mùi nhẹ, còn nặng hơn thì phải cảnh giác vì đó là dấu hiệu của việc tổn thương gan. Lúc này, các chất như amoniac, dimethyl sulfide và methyl sulfur không được xử lý và phải đào thải bằng nước tiểu nên gây nặng mùi.
Để giữ cho gan khỏe mạnh, mọi người cần duy trì 3 điều sau:
– Giải độc gan: Gan luôn phải chịu trách nhiệm giải độc mỗi ngày, thế nên mọi người hãy tăng cường giải độc bằng cách ăn mướp đắng, nấm… uống nhiều nước để hỗ trợ gan làm việc tốt hơn và hòa tan độc tố hiệu quả.
– Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Cần tránh thức khuya, ăn thức ăn thừa qua đêm hay uống bia rượu… để giảm bớt gánh nặng cho gan. Ngoài ra hãy ngủ sớm, dậy sớm và tập thể dục đều đặn.
– Hạn chế đẩy bản thân vào tình trạng căng thẳng: Hãy thường xuyên thư giãn và tránh tức giận hết sức có thể, nên đi dạo nhiều hơn để tĩnh tâm sau một ngày làm việc vất vả.