Dịch cúm A đang là mối lo, lưu ý điều gì khi trị bệnh tại nhà?

Dịch cúm A xuất hiện tư trẻ nhỏ đến người già khiến không ít người lo lắng. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi mắc dịch cúm này.

Virus cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, hôn, hoặc chạm vào những đồ vật có nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi có thể tạo thành dịch bệnh quy mô lớn. T.rẻ e.m, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già… là những người dễ mắc cúm A.

dich cum a dang la moi lo luu y dieu gi khi tri benh tai nha ce28ce

Trẻ nhỏ thường mắc cúm khi trời lạnh. Ảnh minh họa

Cúm A không có thuốc đặc trị, chưa có vắc xin điều trị bệnh này. Việc theo dõi điều trị cần sát sao để tránh lây lan thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu mắc bệnh, người khỏe mạnh bình thường có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần.

Đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai thì khi mắc bệnh cần theo dõi, nếu có biến chứng cần đưa đi cấp cứu ngay.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A tại nhà:

Uống nhiều nước

Mắc cúm nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. Người mắc cúm A nên uống nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Uống nước trái cây hoặc súp rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể..

Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không nóng quá và không lạnh quá, không nên dùng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Theo mayoclinic.org, khi mắc cúm nên ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục, tránh n.hiễm t.rùng.

Sử dụng thuốc điều trị

Người mắc cúm A không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình thể trạng để có được liệu pháp dùng thuốc phù hợp.

Di chuyển vận động

Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh. Tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi. Nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi hắt hơi hoặc sổ mũi cần dùng giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.

Điều trị không khỏi

Những trường hợp sốt quá 7 ngày không khỏi hoặc có các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa cúm A

Vào mùa dịch Cúm nên hạn chế đến nơi khu vực công cộng nơi đông người, nơi đang có nghi ngờ hoặc đang có dịch Cúm. Đặc biệt với những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, t.rẻ e.m cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc mắc bệnh cúm.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay với dung dịch cơ chứa cồn (nếu không bị dị ứng) và bàn tay không dính các chất bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường, nên che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải.

Người nhà người bệnh, bệnh nhân và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho cơ quan y tế.

Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

Người nhà người bệnh, khách thăm và người bệnh nếu có biểu hiện giống cúm khi đang ở bệnh viện thì cần thông báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách ly phòng ngừa và đeo khẩu trang khi có biểu hiện ho, hắt hơi.

Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu. Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

Diệu Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Dịch cúm tấn công trường học, khu dân cư

Những ngày này, nhiều người dân trên địa bàn Hà Nội không khỏi lo lắng trước dịch cúm A đang lan rộng, tấn công khắp địa bàn dân cư, trường học. Bất cứ ai từ người già đến t.rẻ e.m đều có nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù là cúm mùa, nhưng có thể biến chứng nguy hiểm và t.ử v.ong.

dich cum tan cong truong hoc khu dan cu 84753b

Trường THCS Ban Mai tổ chức khám sức khỏe cho học sinh. Ảnh: Oanh Trần

Người dân lo lắng

Thời tiết bất lợi, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cùng với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độc hại đang diễn ra tại Hà Nội những ngày qua đã ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Tại một số địa phương, số bệnh nhân bị cúm mùa (hay còn gọi là cúm A/H1N1) có xu hướng gia tăng. Dịch bệnh đang len lỏi trong các khu dân cư, trường học, nhà trọ khiến không ít người lo lắng. Có những gia đình, có tới hai, ba người mắc cúm do lây nhau. Đơn cử như gia đình chị Trần Hồng Vân (Yên Hòa, Cầu Giấy), nhà có 4 người thì có 3 người mắc cúm. Đầu tiên là đứa lơn mắc cúm, vừa khỏi bệnh thì cả chị Vân và đứa thứ 2 đều mắc. “Mấy ngày nay, cả gia đình tôi cuộc sống bị đảo lộn, đứa lớn phải nghỉ ở nhà đúng hôm thi học kỳ, đứa thứ 2 mấy hôm nay cũng phải nghỉ học, cháu sốt 39 – 40oC ho, hắt hơi, sổ mũi và biến chứng sang viêm họng, phế quản, phải uống kháng sinh” – chị Vân cho biết.

Cũng theo chị Vân, tại thời điểm này, ở lớp học của các con có 4 – 5 bạn mắc cúm A và được bố mẹ xin nghỉ học để vừa điều trị bệnh vừa tránh lây lan cho các bạn xung quanh. Nhà trường cũng có thông báo tới các phụ huynh để gia đình chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con em.

Lo ngại trước tình hình dịch cúm A, chị Đỗ Thùy Hương (quận Bắc Từ Liêm) đã cho con nghỉ học và đưa về quê từ nhiều tuần nay. Chị Hương cho biết, bé nhà chị đang học tại trường Mầm non GCA Ecohome 1 – Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. 2 tuần nay, sĩ số lớp con thiếu hơn một nửa do hơn 10 bạn nhỏ mắc cúm A. Đến nay, tuy trường đã dọn vệ sinh sạch sẽ nhưng một số phụ huynh còn e dè chưa muốn cho con đi học trở lại.

100% học sinh đeo khẩu trang trong lớp học

Ghi nhận tại trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ), chúng tôi khá ấn tượng với hình ảnh 100% học sinh trường đeo khẩu trang trong lớp học. Đây là biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch cúm A lây lan trong trường được học sinh hưởng ứng nhiệt tình.

Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho hay, hiện nay trên địa bàn có một số trường hợp học sinh nghỉ học, có trường 5 – 10 học sinh, có trường nhiều hơn nhưng chủ yếu là học sinh tiểu học. Nhưng không dám chắc 100% số học sinh mắc cúm A, bởi muốn biết chủng virus cúm cần phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên, để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là bệnh cúm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Y tế và các trường đã tuyên truyền, vận động, khuyến cáo học sinh phải đeo khẩu trang khi đến lớp, giữ gìn vệ sinh, thu dọn trường lớp sạch sẽ. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường có kế hoạch hỗ trợ, ôn tập dạy bù cho học sinh nghỉ ốm dài ngày để các em theo kịp chương trình học.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng vào mùa Đông và mùa Xuân. Cũng theo ông Tuấn, đây là thời điểm thuận lợi để virus cúm lây lan mạnh, số bệnh nhân trong cộng đồng có thể gia tăng nhưng “cũng không hẳn là “nóng”, tăng hơn bình thường, chứ cũng không hẳn là bất thường”.

Cũng theo ông Tuấn, để phòng chống dịch cúm, người dân nên tiêm vaccine cúm. Nhóm đối tượng nguy cơ cao như t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người già, phụ nữ có thai và với những người bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận…. nên tiêm định kỳ hằng năm.

Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, nếu cần phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang. “Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời” – chuyên gia lưu ý.

Trường THCS Ban Mai (Văn Quán, Hà Đông) ghi nhận một học sinh lớp 6 bị cúm A. Ngay khi học sinh có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, gia đình đã đưa con đến bệnh viện xét nghiệm. Theo yêu cầu của bác sĩ, học sinh đã xin nghỉ học, cách ly điều trị tại nhà. Từ đó đến nay, trường không ghi nhận thêm học sinh nào mắc cúm A.

Trước đó, tại Phú Yên, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xác nhận, đã có một bệnh nhi 27 tháng t.uổi trên địa bàn t.ử v.ong do mắc cúm A. Còn tại Kon Tum, một trường hợp người lớn (37 t.uổi) t.ử v.ong do chủng củm này. Hơn 40 người tiếp xúc với bệnh nhân được điều trị dự phòng.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *