Điều trị bệnh tay chân miệng gặp khó

Theo thống kê tại các bệnh viện (BV) chuyên khoa Nhi trên địa bàn TPHCM, hiện tình trạng thuốc phenobarbital – một loại thuốc truyền tĩnh mạch trị chứng co giật khi trẻ bị bệnh tay chân miệng (TCM) đang có nguy cơ bị đứt hàng.

Nguyên nhân là do nhà sản xuất ngừng sản xuất, khiến các BV hụt hẫng và phải dò dẫm, thay đổi phác đồ điều trị.

Lô cuối cùng nhập về đã hết

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1, cho biết, thời điểm này bệnh TCM đã có xu hướng tăng vào những tuần gần đây. Nếu như trước đây trong giai đoạn giãn cách xã hội hầu như không có ca mắc TCM thì đầu tháng 9 trở lại đây, BV điều trị cho hơn 30 ca. Hiện có 1 ca nặng đang nằm khoa hồi sức và 1 ca có biến chứng tim mạch. May mắn là chưa có ca nào t.ử v.ong.

“Chu kỳ bệnh TCM thường có 2 mùa là tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12. Những tháng trước do giãn cách xã hội nên số ca rất thấp, khi bắt đầu trạng thái bình thường trở lại, giao thông nhộn nhịp, t.rẻ e.m đi học… thì TCM có xu hướng quay trở lại. Đồng nghiệp của tôi ở các tỉnh thành khác cũng cho biết, tại địa phương họ cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc TCM”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay.

dieu tri benh tay chan mieng gap kho 31e 5254304

Bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, một loại “vũ khí” chống lại chứng co giật ở trẻ khi mắc TCM là thuốc tiêm đường tĩnh mạch phenobarbital. Đây là loại thuốc quen dùng của các bác sĩ nhi khoa. Trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành năm 2018 cũng có tên thuốc này.

Phenobarbital cũng có tên trong phác đồ điều trị bệnh TCM của Bộ Y tế, được dùng khi bệnh nhi mắc TCM bắt đầu trở nặng (độ 2A, độ 2B) để xử lý ngay tình trạng co giật của trẻ.

Tại BV Nhi đồng 1, thuốc giúp cho trẻ nằm im trong quá trình điều trị (ở giai đoạn độ 2B, trẻ cần nằm yên tránh tăng biến chứng). Thuốc phenobarbital, ngoài điều trị TCM còn điều trị các bệnh lý như động kinh hay co giật ở trẻ sơ sinh.

Thời gian điều trị duy trì được lâu và ít gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. “Tuy nhiên, đến thời điểm này, không chỉ BV Nhi đồng 1 thiếu mà cả nước đều cạn thuốc vì lô nhập cuối cùng có hạn sử dụng 24-9 đã được sử dụng hết, sau đợt đó không nhập về nữa”, bác sĩ Khanh thông tin.

Còn tại BV Nhi đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, cho biết, hiện BV cũng đang gặp tình trạng tương tự là thiếu thuốc phenobarbital. Lãnh đạo BV có đề xuất nhập thuốc nhưng được phản hồi không nhập được và BV đang sử dụng t.huốc a.n t.hần khác để thay thế. Tuy nhiên, theo bác sĩ Châu Việt, hiệu quả không được như mong đợi vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm kiếm nguồn thuốc an toàn thay thế

Hiện BV Nhi đồng 1 đang sử dụng các loại thuốc khác thay thế phenobarbital. Tuy nhiên, những loại thuốc thay thế này sẽ khiến bệnh nhi phải truyền trong thời gian dài và có thể gây suy hô hấp. Nhiều bác sĩ nhi khoa khẳng định tầm quan trọng của thuốc phenobarbital là khó đi qua giai đoạn 2B (nhóm 2), khó chuyển qua độ 3 và khó gây suy hô hấp trong khi thuốc thay thế phải truyền liên tục mà tỷ lệ thành công không cao.

“Hiện chúng tôi chưa ghi nhận có thuốc nào an toàn hơn phenobarbital để thay thế. Việc sử dụng các loại an thần khác sẽ kéo dài thời gian điều trị, có thể gây suy hô hấp và phải dùng máy thở, trẻ sẽ tăng biến chứng về hô hấp, chi phí cũng sẽ cao hơn từ 10 đến 20 lần”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Còn tại BV Nhi đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt cho rằng, nếu không có thuốc phernobarbital, BV có thể sử dụng t.huốc a.n t.hần hoặc thuốc t.iền mê. Nhưng hiện tại thuốc phernobarbital vẫn là “vũ khí” an toàn.

Trước thông tin các BV nhi trên địa bàn TP đang than “khó” vì thiếu thuốc phenobarbital, chiều 25-9, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Th.S-dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TPHCM, cho biết, Sở Y tế đã có công văn đề nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép nhập khẩu thuốc phenobarbital và mới đây, Cục Quản lý dược trả lời rằng, đến thời điểm này hiện không có thuốc phenobarbital từ nguồn cung nước ngoài trên toàn bộ hệ thống, các nhà sản xuất cũng đã ngưng sản xuất, Bộ Y tế đang khuyến cáo các BV xây dựng phác đồ điều trị dùng thuốc khác thay thế cho phenobarbital.

“Giờ không có nhà sản xuất, không có nhà cung ứng nên mình phải thay đổi phương án, tìm loại thuốc khác thay thế có tác dụng tương tự”, dược sĩ Đỗ Văn Dũng cho hay.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, trong tuần 38, thành phố ghi nhận 555 ca bệnh TCM (86 ca nội trú và 469 ca ngoại trú), tăng 50,2% so với trung bình 4 tuần trước (370 ca). Số tích lũy đến tuần 38 là 5.697 ca (gồm 994 ca nội trú và 4.703 ca ngoại trú), giảm 57,6% so với cùng kỳ 2019. TPHCM chưa ghi nhận ca t.ử v.ong do bệnh TCM. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 22/24 quận huyện, tăng mức độ cảnh báo ở các quận huyện: quận 9, 12, Tân Phú và Bình Chánh.

Lâm Đồng: Gia tăng các ca tay chân miệng

Ngày 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lâm Đồng cho biết đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh TCM khi vừa ghi nhận thêm chùm ca bệnh tại Trường Mầm non Họa My, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh. Theo xác minh từ ngành y tế, từ ngày 21-9 đến nay, trường có 19 học sinh nghỉ học, trong đó có 5 em mắc TCM. Tiến hành khám sàng lọc cho toàn bộ học sinh trong trường thì ghi nhận thêm 2 ca mắc TCM. Điều tra dịch tễ xác định trước đó trường có một em mắc TCM, sau đó lan sang 7 trường hợp khác. Cũng theo CDC tỉnh Lâm Đồng, trong tháng 9, bệnh TCM có xu hướng tăng nhanh với 130 ca mắc mới xuất hiện tại hầu hết 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Từ đầu năm 2020 đến nay, Lâm Đồng ghi nhận hơn 260 trường hợp mắc TCM.

ĐOÀN KIÊN

Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết tay chân miệng bình thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số có biến chứng nên cha mẹ phải theo dõi rất kỹ.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ Khanh cho biết bệnh tay chân miệng do vi rút gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Ở nhà trẻ, trẻ ăn chung bát, chung thìa, bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.

Những biểu hiện nghi ngờ bệnh tay chân miệng đó là trẻ có dấu hiệu tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lỡ trong miệng.

tre bi tay chan mieng co dau hieu nay phai vao vien ngay 4df 5090866

Trẻ bị tay chân miệng: Có dấu hiệu này phải vào viện ngay

Những trường hợp bị tay chân miệng đi khám bác sĩ nếu vẫn sốt hơn 2 ngày, sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn ói hay nhợn ói nhiều thì cần lập tức cho trẻ đi tới các cơ sở y tế khám.

Những trường hợp bị nặng hơn đó là trẻ giật mình, lúc thiu thiu ngủ, lẫy người, mắt nhìn lên tí sau nằm làm; giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải. Trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run, đây là dấu hiệu trẻ bị biến chứng rất nặng. Trường hợp trẻ thở mệt, da nỗi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.

Để phòng tay chân miệng, bác sĩ Khanh lưu ý cần rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về. Báo cô giáo bé bệnh tay chân miệng để phòng cho mấy bé khác, cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà , đồ chơi, vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi…

Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.

Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể t.ử v.ong trong vài giờ.

Với trẻ bị tay chân miệng, chăm sóc bằng cách nếu trẻ nổi mụn nước không cần bôi thuốc xanh làm gì bôi cũng chả được gì mà lúc khám bs nhìn không biết mụn nước do gì. Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.

Khi trẻ bị tay chân miệng không nên ép trẻ uống vitamine, không uống kháng sinh vì bệnh do virus. Những trẻ bị đau họng do vết loét: lấy gói Grangel ( thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.

Bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị tay chân miệng từ 4 đến 10 ngày sẽ khỏi nên phụ huynh chỉ cần chú ý dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *