Hà Nội không để thiếu thuốc chữa bệnh trong dịp nghỉ Tết

Sở Y tế Hà Nội phân công cán bộ chuyên trách về dược trực 24/24 giờ trong các dịp Tết Nguyên đán 2020 để theo dõi, đảm bảo cung ứng thuốc cho đơn vị.

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị y tế trong ngành, phòng y tế, Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Hà Nội, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngành y tế Hà N.ội yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc đảm bảo cung ứng thuốc chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và chỉ đạo của Sở về tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực dược, mỹ phẩm và đảm bảo thuốc trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Phân công cán bộ chuyên trách về dược trực 24/24 giờ trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc cho đơn vị.

ha noi khong de thieu thuoc chua benh trong dip nghi tet ec5581

(Ảnh minh họa)

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế sẽ cử cán bộ trực 24/24 giờ trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc chỉ đạo giải quyết cung ứng thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Hơn 21.000 trường hợp mắc, nghi mắc các bệnh truyền nhiễm

Theo thống kê cuả Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2019, toàn thành phố Hà Nội có 12.179 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1.764 trường hợp mắc sởi, 1.045 trường hợp mắc tay chân miệng; 117 trường hợp ho gà và không có trường hợp t.ử v.ong.

Năm 2019, Hà Nội có 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 4 trường hợp viêm não Nhật Bản, 3 trường hợp viêm não mô cầu, 15 trường hợp mắc uốn ván ở người lớn.

Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã phát hiện hơn 21.000 trường hợp mắc, nghi mắc các bệnh truyền nhiễm.

Theo đ.ánh giá của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 tại Hà Nội ổn định, không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh đặc biệt nguy hiểm, hầu hết các bệnh có số mắc giảm, một số dịch bệnh lưu hành có số mắc tăng như sốt xuất huyết, sởi nhưng đã được khống chế kịp thời, không xảy ra dịch lớn và không có t.ử v.ong.

Ngành y tế Hà Nội nhận định, trong năm 2020, dịch bệnh trong nước vẫn có diễn biến phức tạp, cùng với đó là nguy cơ cao khi một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào Hà Nội. Vì vậy, cần phải chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn thành phố ngay từ đầu năm.

Thực hiện tốt công tác giám sát dịch; xây dựng giám sát trọng điểm tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để…, chủ động giám sát không để dịch xâm nhập vào thành phố. Trong đó, nâng cao năng lực đáp ứng với các dịch bệnh truyền nhiễm, thiết lập và vận hành các đội đáp ứng nhanh với bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng. Tiếp tục triển khai tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng;

Đồng thời, tuyên truyền cho người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ từ 7-10 t.uổi tại khu vực nguy cơ cao trên địa bàn. Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm để chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; đảm bảo đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch; làm tốt công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh dịch, xây dựng và triển khai phương án phân tuyến điều trị bệnh nhân mắc bệnh dịch, hạn chế thấp nhất t.ử v.ong./.

Theo VOV.VN

Hà Nội: Hơn 21.000 trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm

Sở Y tế TP. Hà Nội vừa thông báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố trong năm 2019.

ha noi hon 21000 truong hop mac benh truyen nhiem e0bd59

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 tại Hà Nội ổn định, không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh đặc biệt nguy hiểm, hầu hết các bệnh có số mắc giảm, một số dịch bệnh lưu hành có số mắc tăng như sốt xuất huyết, sởi nhưng đã được khống chế kịp thời, không xảy ra dịch lớn và không có t.ử v.ong.

Thống kê cho thấy, trong năm 2019, toàn TP. Hà Nội có 12.179 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1.764 trường hợp mắc sởi, 1.045 trường hợp mắc tay chân miệng; 117 trường hợp ho gà và không có trường hợp t.ử v.ong.

Toàn thành phố có 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 4 trường hợp viêm não Nhật Bản, 3 trường hợp viêm não mô cầu, 15 trường hợp mắc uốn ván ở người lớn.

Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã phát hiện hơn 21.000 trường hợp mắc, nghi mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trước tình hình nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới, từ cuối năm 2018, Sở Y tế TP. Hà Nội đã tham mưu để UBND thành phố ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố năm 2019.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã tổ chức giao ban đ.ánh giá kết quả phòng chống dịch thường xuyên, đột xuất để nắm bắt tình hình dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời đối với các bệnh như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng.

Cùng với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở đã tiếp tục được củng cố, tăng cường về nhân lực và nâng cao về trình độ chuyên môn, thực hiện giám sát chủ động tại 63 bệnh viện từ trung ương, bộ, ngành đến quận, huyện.

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *