Trong lúc ra vườn nhà hái rau để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, người đàn ông 43 t.uổi bất ngờ cảm thấy đau nhói ở bàn tay trái do bị rắn độc cắn.
Chiều 25-9, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận cứu chữa một người đàn ông bị rắn độc cắn. Bệnh nhân là ông N.P.T (43 t.uổi), trong lúc ra vườn nhà hái rau để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình thì bất ngờ cảm thấy đau nhói ở bàn tay trái. Ông T. rút tay lại thì thấy ngón tay giữa có 2 lỗ nhỏ c.hảy m.áu, trông giống vết cắn của rắn nên ông và gia đình đã lục tìm khắp vườn, xác định xem con vật gì đã cắn.
Sau khoảng 10 phút truy tìm, người nhà ông T. bắt được một con rắn lục đuôi đỏ là loại rắn cực độc trong số các loại rắn lục. Ngay lập tức, ông T. được người nhà buộc dây garo vùng bị cắn và đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức.
Bệnh nhân được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc độc và qua được nguy kịch
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có tổn thương tại chỗ nặng: Vết cắn vùng ngón tay sưng, phù nề lan đến giữa cẳng tay. Bác sĩ trực cấp cứu đã nhanh chóng xử trí bằng cách dùng kháng sinh và rửa vết cắn ngừa n.hiễm t.rùng, ngừa uốn ván, truyền tĩnh mạch nhanh 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục trong vòng 1 tiếng.
Sau khi truyền huyết thanh, triệu chứng tổn thương tại chỗ nặng hơn lan lên đến khuỷu tay, nên được truyền tĩnh mạch nhanh tiếp 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn. Lúc này tổn thương tại chỗ ngưng diễn tiến, bệnh nhân tiếp tục được truyền 3 liều huyết thanh kháng nọc rắn duy trì trong 18 giờ tiếp theo.
Sau đợt điều trị nói trên tổn thương tại vết thương trên tay trái bênh nhân mới được kiểm soát, giảm sưng nề, không diễn tiến nặng thêm trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc truyền huyết thanh.
Theo BS Vũ Ngọc Chức, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức, ở nước ta các trường hợp bị rắn độc cắn thường gặp 2 họ rắn chính là rắn hổ và rắn lục. Nếu không xác định được loại rắn độc nào cắn, bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện triệu chứng rắn cắn để nhận diện họ rắn nhằm có hướng điều trị thích hợp.
Đối với họ rắn hổ, 2 nhóm biểu hiệu thường gặp là tổn thương mô tại chỗ (đau, phù nề diễn tiến, hoại tử…) và biểu hiện thần kinh (yếu cơ, liệt cơ, liệt dây thần kinh…). Nguyên nhân t.ử v.ong trước nhập viện thường gặp là yếu liệt cơ hô hấp do nọc rắn gây nên.
Người đàn ông đang nằm nghỉ đột nhiên nôn ra m.áu
Đang nằm nghỉ, ông C. (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) nôn ra khoảng một chén m.áu có màu đỏ bầm. Trước đó, bệnh nhân chưa từng đau dạ dày hoặc có hiện tượng trên.
Sáng 25/9, bác sĩ Mai Hóa, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết, bệnh viện vừa cứu sống ông N.T.C. (69 t.uổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) bị nôn ra m.áu do xuất huyết tiêu hóa trên.
Sau phẫu thuật, ông C. đã ổn định sức khỏe và có thể xuất viện về nhà. Ảnh: BSCC
Theo đó, ông C. nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp không đo được. Nhanh chóng, bác sĩ đã hồi sức cho bệnh nhân và huyết áp dần ổn định.
Sau đó, ông C. được xét nghiệm khẩn và các bác sĩ đã hội chẩn để nội soi cấp cứu.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ phát hiện, dạ dày có nhiều m.áu cục, giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày và có 1 búi giãn phình vị đã vỡ đang c.hảy m.áu thành tia. Ngay lập tức, các bác sĩ đã thắt cầm m.áu bằng vòng cao su.
Bác sĩ Mai Hóa cho biết, thông thường, khi bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản thì chỉ cần thắt búi giãn để cầm m.áu là đủ. Nhưng đối với giãn tĩnh mạch phình vị thì chỉ có một số vị trí đặc biệt mới có thể thắt cầm m.áu. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong cao.
“Búi giãn tĩnh mạch phình vị của ông C. nằm ở vị trí có thể thắt được nên chúng tôi đã nhanh chóng nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch, cầm m.áu tạm thời cho người bệnh. Sau đó, để dự phòng nguy cơ tái c.hảy m.áu của búi giãn đã thắt, chúng tôi đã chủ động chuẩn bị và điều chỉnh một số điều kiện để có thể tiến hành chích xơ tĩnh mạch phình vị”, bác sĩ Mai Hóa giải thích.
Chích xơ tĩnh mạch điều trị búi giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày, nội soi thắt cầm m.áu giãn tĩnh mạch thực quản là kỹ thuật ít xâm lấn nhất, hiệu quả cao. Kỹ thuật này tương đối phức tạp, đòi hỏi ê-kíp thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao trong việc thực hiện, hạn chế và xử trí kịp thời biến chứng.
Lý giải về tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân C. dù trước đó chưa từng bị đau dạ dày hay nôn ra m.áu, bác sĩ Mai Hóa cho biết, do ông C. có dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu khiến xuất huyết tiêu hóa nặng do vỡ tĩnh mạch phình vị.
Bên cạnh đó, qua khai thác bệnh sử, trước đó bệnh nhân cũng thường xuyên uống rượu và không hề biết mình bị xơ gan do không khám sức khỏe định kỳ.
Sau 5 ngày phẫu thuật, hiện sức khỏe ông C. đã ổn định, không c.hảy m.áu, ăn uống được, đi cầu bình thường.
Bác sĩ Mai Hóa lưu ý, uống rượu nhiều sẽ làm tổn thương bộ phận gan. Tế bào gan thoái hóa mỡ, tổ chức xơ phát triển dẫn đến xơ gan. Các bệnh nhân có nguyên nhân xơ gan do uống rượu nhiều hầu hết đến viện khi bệnh đã nặng, cơ thể xuất hiện các biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hóa, vàng da, cổ trướng, viêm tụy.