Các nhà khoa học Ý đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất rằng ăn ớt có thể làm giảm 50% tỷ lệ t.ử v.ong do đau tim và các bệnh mạch m.áu não.
Hôm nay (24/12), các nhà khoa học Ý công bố trên tạp chí của bệnh viện Tim mạch Mỹ. Khảo sát được tiến hành trên 2811 người, gồm cả đàn ông và phụ nữ, ghi nhận họ tiêu thụ ớt trong khoảng thời gian là 8 năm. Các nhà khoa học thống kê và nhận thấy rằng những người ăn nhiều ớt hơn 4 lần trong 1 tuần sẽ giảm 44% nguy cơ tỷ vong do bệnh tim và giảm 61% do đột quỵ và phình động mạch não.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành với loại ớt có tên là Peter, nó nổi tiếng với hình dạng nhạy cảm như “của quý” của đàn ông. Loại ớt này chứa hàm lượng capsaicin cao, có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm co thắt mạch m.áu. Trong các thí nghiệm khác trên động vật, capsaicin cũng đã được chứng minh là làm giảm mỡ cơ thể. Nếu ăn ớt Peter cùng với gừng, sự kết hợp này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Ớt Peter chứa hàm lượng capsaicin, có tác dụng làm giảm cholesterol, ức chế gen khiến mạch m.áu bị co thắt.
Không chỉ riêng ớt Peter mà các nhà khoa học đã chứng minh được 9 công dụng tuyệt vời của ớt đối với sức khỏe.
1. Tốt cho đường tiêu hóa
Điều này nghe có vẻ phản trực giác nhưng capsaicin trong ớt hoạt động như một chất chống kích ứng. Những những người bị loét dạ dày thường được khuyên là không nên ăn thức ăn cay nóng. Nhưng trong thực tế, ớt chứa chất chống oxy hóa cao và nhiều chất khác giúp hỗ trợ trong việc chữa lành dạ dày, giảm khí trong đường ruột, giảm tiêu chảy…
2. Thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh
Ớt giúp hỗ trợ hệ thống tuần hoàn, ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm cholesterol, làm giãn mạch m.áu để m.áu được vận chuyển dễ dàng hơn.
Không chỉ riêng ớt Peter mà các nhà khoa học đã chứng minh được 9 công dụng tuyệt vời của ớt đối với sức khỏe.
3. Giảm đau khớp
Trong quả ớt có chứa chất capsaicin, là một hoạt chất gay đỏ và nóng, có đặc điểm là bốc hơi ở nhiệt độ cao. Capsaicin có khả năng kích thích trí não sản sinh ra chất endorphin, một loại chất morphin nội sinh, có tác dụng giảm đau, rất thích hợp cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, đau đầu…
4. Thúc đẩy giảm cân
Ớt làm tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách sản sinh ra nhiệt trong cơ thể. Quá trình đó sử dụng năng lượng nên lượng calo sẽ bị đốt cháy một cách tự nhiên. Ngoài ra, nếu ăn ớt vào buổi sáng, sự thèm ăn sẽ bị ức chế dẫn tới cân nặng sụt giảm.
Ngoài ra, ớt có thể làm thay đổi các protein trong cơ thể giúp chống lại sự tích tụ của chất béo. Chất capsaicin trong ớt cũng đã được nghiên cứu như một phương pháp giúp giảm cân. Nó sẽ phá hủy các sợi thần kinh thông điệp từ dạ dày tới não.
5. Bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến là một tình trạng da ngứa dẫn đến các da trở nên xấu xí hơn. Các loại thuốc có chứa capsaicin sẽ làm giảm đáng kể số lượng tế bào vẩy nến nhân rộng, giảm tổn thương da. Ăn ớt cũng sẽ có phần nào tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến vì ớt có chứa capsaicin.
6. Giảm nguy cơ ung thư
Vì capsaicin có trong ớt mang đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nên nó được nghiên cứu như một chất chống ung thư. Capsaicin giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư vú, ung thư tuyến tụy và bàng quang.
7. Chống lại cảm cúm, cảm lạnh và nhiễm nấm
Ớt cay chứa beta carotene và chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại cảm lạnh và cảm cúm.
Ớt cay chứa beta carotene và chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ thống miễn dịch…
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc xịt mũi có chứa capsaicin làm giảm nghẹt mũi. Nhiệt độ cơ thể tăng lên từ việc ăn ớt cay sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động trong việc chống lại virut norovirus (cảm lạnh).
8. Ngăn ngừa hôi miệng
Ớt cay nóng hoạt động như một chất khử trùng, t.iêu d.iệt vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả, giúp cải thiện hơi thở. Tuy nhiên, vì ớt có tính chất cay nồng nên sau khi ăn mọi người nhớ đ.ánh răng lại để khử mùi này.
9. Ngăn ngừa dị ứng
Do lợi ích của capsaicin trong việc chống viêm, ăn ớt có thể giúp ngăn ngừa dị ứng và làm giảm bớt các triệu chứng do dị ứng.
Theo Chinapress, Peperhead/Helino
Bất ngờ với món chỉ ăn 4 lần/tuần, giảm 40% nguy cơ nhồi m.áu cơ tim
Các nhà khoa học Ý đã tìm ra “thần dược” chống lại nhồi m.áu cơ tim là một loại quả được dùng như gia vị mà hầu hết chúng ta đều có sẵn trong bếp.
Nghiên cứu quy mô lớn của Viện nghiên cứu Thần kinh học và Y học thần kinh Địa Trung Hải (IRCCS) ở Pozzilli (Ý) chứng minh rằng chỉ 4 lần ăn ớt mỗi tuần đủ làm bạn giảm tới 40% nguy cơ nhồi m.áu cơ tim, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong bệnh tim mạch.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American College of the Cardiology đã theo dõi khoảng 23.000 tình nguyện viên trong suốt 8 năm, trong đó có 24% số người này hoàn toàn không ăn ớt, số còn lại ăn ớt theo nhiều mức độ khác nhau.
Ăn ớt 4 lần/tuần giúp giảm mạnh nguy cơ nhồi m.áu cơ tim – ảnh minh họa từ Internet
Kết quả cho thấy chỉ cần thêm món ớt vào bữa ăn khoảng 4 lần/tuần, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim giảm 40% và nguy cơ bệnh mạch vành giảm 34%. Bệnh mạch vành (bệnh động mạch vành) là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh tim mạch. Bệnh nhân có lòng mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến những cơn đau ngực, khó thở, mệt nặng, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đây cũng là căn bệnh hàng đầu đưa đến cơn nhồi m.áu cơ tim.
Theo các tác giả, lợi ích chống bệnh tim mạch và nhồi m.áu cơ tim đến từ Capsaicin, hợp chất tạo cho trái ớt vị cay nóng. Nó đồng thời là hợp chất chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Nó dường như ngăn cản bớt sự tích tụ chất béo trong lòng mạch, giúp sự tuần hoàn được thông suốt, các mạch m.áu khỏe mạnh hơn.
Theo tiến sĩ Licia Iacoviello, một trong các tác giả, ớt là một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực Ý nói riêng và ẩm thực Địa Trung Hải nói chung. Nếu kết hợp món ớt và kiểu ăn này, sức khỏe tim mạch của bạn sẽ được cải thiện còn hiệu quả hơn. Chế độ ăn Địa Trung Hải ưu tiên các loại rau, trái cây, ăn đạm chủ yếu từ cá và đậu, tăng cường các loại hạt và dùng chất béo bão hòa đơn như dầu oliu; đồng thời hạn chế: chất béo bão hòa đa (như bơ), thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn và thức uống có đường.
A. Thư
Theo Daily Mail/nld.com.vn