Ngã vào nồi lẩu đang sôi trẻ bỏng nặng

Ngày 24/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tiếp cấp cứu cho 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi, trong đó có 1 trường hợp ngã vào nồi lẩu đang sôi.

Theo đó, bé Nguyễn Bảo M.(2 t.uổi, Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực, cánh – cẳng tay phải, đã được xử trí cắt lọc, băng bỏng tại TTYT huyện Hoành Bồ trước khi chuyển lên Bệnh Sản Nhi Quảng Ninh điều trị tiếp.

Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán: Bỏng nước sôi độ II,III vùng cằm, cổ, ngực, cánh cẳng tay phải, diện tích 15%. Bệnh nhi sau đó đã được điều trị thay băng bỏng, điều trị nội khoa.

Nhập viện cùng ngày với bệnh nhi M. là bé Dường Kim D.(22 tháng t.uổi, Bình Liêu, Quảng Ninh). Trẻ cũng được chuyển cấp cứu từ bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng bỏng nước sôi vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân 2 bên, diện bỏng thấm nhiều dịch ra băng, kèm theo sốt cao từng cơn. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị bỏng nhiệt độ II – III vùng lưng, mông, đùi với diện tích 19%.

nga vao noi lau dang soi tre bong nang b00889

nga vao noi lau dang soi tre bong nang aee71f

Cả 2 bệnh nhi bị bỏng 15-20% – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, Khoa Ngoại & Chuyên khoa- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, chẩn đoán ban đầu xác định: cả hai bệnh nhi bị bỏng 15-20%, cấp độ II – III, nguy cơ tổn thương nặng ở vùng mặt và cổ, cánh tay và vùng thân trước.

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành bù dịch, chống sốc, cắt lọc phỏng nước, vảy tiết diện bỏng, sau đó băng vết bỏng bằng gạc tẩm silveryl, chống n.hiễm t.rùng cho bé.

Hiện cả hai bệnh nhi đã tạm ổn định nhưng vẫn rất đau đớn, khả năng điều trị kéo dài.

nga vao noi lau dang soi tre bong nang 44cd09

Các bệnh nhi vẫn đang được tiếp tục, theo dõi tại bệnh viện – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ khuyến cáo: bỏng nước sôi thường gây tổn thương rất nặng. Trong bữa ăn, nhất là khi có canh nóng hoặc nồi lẩu, người lớn cần đặc biệt cảnh giác, trông chừng trẻ bởi bản tính trẻ rất hiếu động, dễ gây tai nạn.

Trong trường hợp con bị bỏng nước sôi, việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc chậu nước mát, sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm cũng như giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Một cách thức khác là liên tục dội nước mát, sạch lên vết bỏng vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương. Sau đó, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Lưu ý, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh dội lên vết thương để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Các bậc phụ huynh cũng không nên áp dụng các biện pháp truyền miệng như phun rượu, bôi kem đ.ánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.

Nguyễn Liên

Theo vietnamnet

Quảng Ninh: B.é t.rai 2 t.uổi bị bỏng nước sôi toàn thân

Theo các bác sĩ, nếu người lớn biết cách xử trí đúng khi bị bỏng, có thể tự làm cho vết thương trẻ bớt nguy hiểm và đau đớn.

Thậm chí với vết thương nhẹ, không nghiêm trọng, nếu được xử lý chính xác và kịp thời, tổn thương có thể sẽ lành luôn.

quang ninh be trai 2 tuoi bi bong nuoc soi toan than 3bd246

B.é t.rai bị bỏng nước sôi được các bác sĩ tiến hành ghép da.

Vừa qua Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có tiếp nhận một trường hợp trẻ bỏng nặng do nước sôi. Nạn nhân là bé Chương Minh N.(02 t.uổi) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi ngày thứ nhất. Sau khi bỏng bỏng bệnh nhi đã được sơ cứu tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả, sau sơ cứu chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.

Kết quả khám lâm sàng các bác sỹ chẩn đoán trẻ bị Bỏng nước sôi độ II, III diện tích 20% vùng mặt, tay phải, cẳng chân phải và được chỉ định thay băng bỏng, tắm bỏng, bù nước điện giải dự phòng kháng sinh, phẫu thuật ghép da dầy toàn bộ vùng cánh cẳng tay, ngực phải.

Sau điều trị tích cực tại Bệnh viện, hiện tại sức khỏe của bé đã tạm ổn định, bé được ghép da, vá da dày toàn bộ, băng ép cố định diện ghép da, nẹp cố định cánh- cẳng tay trái bằng nẹp bột, vệ sinh làm sạch vết thương hằng ngày…

quang ninh be trai 2 tuoi bi bong nuoc soi toan than 1b9718

Bệnh nhi sau khi được ghép da.

Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt cho biết: Đối với t.rẻ e.m, các loại bỏng đều gây nguy cơ t.ử v.ong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ b.ị h.oại t.ử dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ 1, độ 2, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu người lớn biết cách xử trí đúng khi bị bỏng, có thể tự làm cho vết thương trẻ bớt nguy hiểm và đau đớn. Thậm chí với vết thương nhẹ, không nghiêm trọng, nếu được xử lý chính xác và kịp thời, tổn thương có thể sẽ lành luôn.

Qua trường hợp trên bác sĩ Việt khuyến cáo, t.rẻ e.m bị bỏng, lỗi chung quy vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý, đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đ.ứa t.rẻ.

Minh Trang

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *