Tạp chí y học New England Journal of Medicine (NEJM) vừa công bố một ca bệnh hy hữu: người đàn ông 54 t.uổi ngừng tim, m.ất m.ạng chỉ vì ăn quá thường xuyên loại thảo dược được cho là “tốt đủ đường”.
Nghiên cứu có sự phối hợp giữa Bệnh viện Brigham and Woman’s hospital, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Trường Y khoa Harvard, Viện Khoa học và kỹ thuật y tế, Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)…., xác định nguyên nhân nam bệnh nhân giấu tên t.ử v.ong chính là những viên kẹo cam thảo đen.
Một loại kẹo cam thảo đen đã khiến người đàn ông Mỹ ngừng tim, t.ử v.ong – ảnh minh họa từ Internet
Cam thảo là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, được khuyên dùng như một biện pháp an toàn hỗ trợ giảm đau đầu, đau dạ dày, giảm ho, mát gan, tiêu hóa tốt… Nhưng vấn đề là nam bệnh nhân này đã quá ghiền món kẹo này và nạp lượng cam thảo quá lớn.
Theo các bác sĩ, việc quá liều cam thảo đã dẫn tới hiện tượng tăng rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Chẩn đoán của ông khi vào viện là “tăng huyết áp, hạ kali m.áu, nhiễm kiềm chuyển hóa, loạn nhịp tim gây t.ử v.ong do suy thận”. Nguyên nhân có thể là axit glycyrrhizic, một thành phần trong cam thảo.
Trước đó, bệnh nhân này ghiền ăn kẹo từ rất lâu, nhưng mới đổi từ kẹo trái cây sang kẹo bổ sung cam thảo trong 2 tuần.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ giữa cam thảo và các vấn đề về tim và khuyến cáo người có bệnh tim mạch không nên tự ý dùng loại thảo dược này. Cam thảo vốn khá phổ biến trong y học phương Đông nhưng được coi là một dược liệu, chỉ nên dùng với liều lượng hạn chế và nên có khuyến cáo của thầy thuốc ở người có bệnh nền.
Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim 10 phút
Chiều 23-9, bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa cấp cứu, điều trị bình phục hoàn toàn một bệnh nhân bị ngưng tim 10 phút trước khi nhập viện.
Bệnh nhân H. sau khi hồi phục, đang tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, ngày 9-9, ông N.V.H (58 t.uổi, ngụ TP Biên Hòa), được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Sau khi hồi sức cấp cứu, giúp bệnh nhân có tim đ.ập trở lại đã nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã tập trung cấp cứu, hồi sức thành công cho ông H. Kết quả, chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim trước rộng, tắc ở nhánh xuống trước trái. Sau khi tái thông được mạch vành, bệnh nhân rơi vào hôn mê do trước đó bị ngưng tim, dẫn đến khả năng bị tổn thương não, có nguy cơ phải sống đời sống thực vật.
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Ngô Đức Tuấn cho biết, để cứu sống bệnh nhân, các y bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể, tương tự như cho bệnh nhân “ngủ đông”, để giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, giúp não bớt viêm, bớt phù, bảo tồn các tế bào trong cơ thể bệnh nhân chưa bị tổn thương kết hợp lọc m.áu liên tục.
Để cho bệnh nhận “ngủ đông”, các y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã sử dụng một loại chăn lạnh, có các mạch lưu thông nhỏ, bên trong có các loại dịch, được gắn vào máy hạ thân nhiệt chỉ huy để hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống khoảng 35 độ C. Sau hai đến ba ngày, khi bệnh nhân hồi phục về tri giác thì sẽ tăng dần nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân và điều trị các bước tiếp theo.
Đến ngày 23-9, bệnh nhân H đã qua cơn nguy kịch, vận động tốt, bình phục hoàn toàn và không để lại di chứng, đang tiếp tục điều trị tại Khoa tim mạch của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Việc sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể là kỹ thuật cao, thường được thực hiện ở các bệnh viện tuyến Trung ương do yêu cầu cao về trình độ của bác sĩ và trang thiết bị máy móc. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại Đồng Nai. Trước đây, nếu không có kỹ thuật này, tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân bị ngưng tim cực kỳ thấp, đa số bệnh nhân có tổn thương não, phải sống đời sống thực vật hoặc t.ử v.ong.