Sau 10 ngày được sửa dị tật tim – ghép phổi, nữ bệnh nhân P.T.H. (30 t.uổi, Tuyên Quang) mới có thể ăn uống bằng đường miệng và tự tập phục hồi chức năng tại giường.
Bác sĩ Phạm Tiến Quân – quyền Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân H. đang phục hồi tốt. Mặc dù đôi khi phải sử dụng tới máy hỗ trợ để tập phục hồi chức năng nhưng tần suất không nhiều.
“Tháng tới, bệnh nhân H. có thể hồi phục hoàn toàn, không cần sử dụng tới máy hỗ trợ. Chúng tôi mong muốn bệnh nhân được ra viện trước Tết Nguyên đán, được trở về nhà đoàn tụ với gia đình, ăn Tết vui vẻ” – bác sĩ Quân nhận định.
Bác sĩ giúp bệnh nhân H. tập phục hồi chức năng tại giường.
Theo bác sĩ Phùng Duy Hồng Sơn – quyền Trưởng khoa Ngoại Tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức, mặc dù đã tỉnh táo và có sự phục hồi tốt, bệnh nhân H. vẫn phải điều trị tại khu vực cách ly của BV Hữu nghị Việt Đức. Đôi khi, thấm mệt vì tập phục hồi chức năng tại giường, chị H. phải nhờ bác sĩ hoặc máy móc hỗ trợ.
“Dù việc phục hồi của bệnh nhân H. đã nằm trong dự tính, song, chúng tôi vẫn cảm thấy vui mừng. Bởi trước khi mổ, tiên lượng của bệnh nhân phức tạp. Bệnh nhân H. có bệnh tim bẩm sinh nhưng vì phát hiện muộn nên bệnh trở nặng. Trong khi, ca phẫu thuật đòi hỏi nhiều thủ thuật. Thời gian phẫu thuật kéo dài tới 12 tiếng. Từ trước tới nay, chúng tôi chưa bao giờ vừa phẫu thuật chữa bệnh tim, vừa ghép phổi cho bệnh nhân” – bác sĩ Sơn cho hay.
Bác sĩ Sơn cũng nhấn mạnh, trước khi phẫu thuật các bác sĩ đã phải đ.ánh giá rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tim có thể phục hồi sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân có đủ sức khỏe để chịu đựng ca phẫu thuật lớn kéo dài. Nhờ thuận lợi về kinh nghiệm phẫu thuật lẫn máy móc hỗ trợ phẫu thuật tim hiện đại nên các bác sĩ không gặp nhiều khó khăn khi phẫu thuật cho bệnh nhân H.
Trước đó, các bác sĩ tại BV Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật chữa bệnh tim bẩm sinh, vừa ghép phổi cho bệnh nhân H. vào ngày 17/12.
Bệnh nhân H. mắc bệnh thông liên nhĩ lỗ lớn – một bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ đ.ánh giá, nếu được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh tim cho bệnh nhân H. không khó. Tuy nhiên, do phát hiện muộn, bệnh của chị đã chuyển sang giai đoạn cuối nhiều năm nay, khiến chị thường xuyên bị thiếu ô xy, tím môi và đầu chi, bão hòa ô xy thấp, không lao động được.
Giải pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân H. là ghép phổi, nếu không, chị sẽ sớm t.ử v.ong vì suy chức năng tim, phổi. Vì vậy, từ cuối năm 2018, gia đình đã đăng ký cho chị H. vào chương trình ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức.
Để cứu sống bệnh nhân H., các bác sĩ đưa ra 2 hướng điều trị. Nếu tim của bệnh nhân còn khỏe mạnh,các bác sĩ sẽ vừa phẫu thuật sửa chữa khuyết tật của tim, vừa ghép phổi. Nếu tim của bệnh nhân H. yếu, suy giảm chức năng, các bác sĩ sẽ thực hiện ghép đa tạng cả tim và phổi.
Sau đó, bệnh nhân H. được điều trị theo hướng thứ nhất. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn do bác sĩ vừa phải mổ sửa dị tật tim H., vừa ghép phổi, nên quy trình mổ phức tạp hơn và chứa đựng nhiều rủi ro.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân H.
Vì vậy, các bác sĩ của BV đã gấp rút bàn bạc và chuẩn bị cho ca mổ. Nhờ đó, diễn biến của ca mổ thuận lợi. Ngay sau khi ghép và giúp phổi hoạt động trong cơ thể bệnh nhân H., các thông số huyết động và hô hấp của chị đã lập tức trở lại như người bình thường. Ca mổ kết thúc thành công sau 12 tiếng đồng hồ liên tục phẫu thuật.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức, do điều kiện khó khăn trước đây, ở nước ta có rất nhiều người trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh không quá phức tạp. Đơn cử như, thông liên nhĩ, thông liên thất. Tuy nhiên, do phát hiện muộn nên bệnh trở nặng hơn, không thể điều trị bằng các giải pháp thông thường, mà chỉ có cách duy nhất là ghép phổi.
“Hiện tại trong danh sách chờ ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức, có nhiều người bệnh tương tự như nữ bệnh nhân H. Việc điều trị bằng phương pháp sửa dị tật tim và ghép phổi đồng thì sẽ có kết quả sớm cũng như lâu dài tốt hơn nhiều so với phương pháp ghép tim và phổi đồng thì. Thành công của ca ghép phổi đặc biệt này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh còn trẻ ở Việt Nam” – PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, chương trình ghép phổi của BV Hữu nghị Việt Đức đang được Bộ Y tế xét duyệt cho 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ nhằm hoàn thiện mọi quy trình tổ chức và chuyên môn, đưa ghép phổi thành một phẫu thuật thường quy, tương tự ghép tim tại Việt Nam.
Theo kinhtedothi
Vừa chữa bệnh tim bẩm sinh, vừa ghép phổi cứu bệnh nhân
Lần đầu tiên, các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật chữa bệnh tim bẩm sinh, vừa ghép phổi cho bệnh nhân.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho chị H (Ảnh: BVCC)
Ca phẫu thuật phức tạp này được các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện vào ngày 17/12, đã cứu sống chị P.T.H (khoảng 30 t.uổi).
Chị H. mắc bệnh thông liên nhĩ lỗ lớn – một bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ đ.ánh giá, nếu được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh tim cho chị H. không khó. Tuy nhiên, do phát hiện muộn, bệnh của chị đã chuyển sang giai đoạn cuối nhiều năm nay, kiến chị thường xuyên bị thiếu ô xy, tím môi và đầu chi, bão hòa ô xy thấp, không lao động được.
Giải pháp duy nhất để cứu sống chị H. là ghép phổi, nếu không, chị sẽ sớm t.ử v.ong vì suy chức năng tim, phổi. Vì vậy, từ cuối năm 2018, gia đình đã đăng ký cho chị H. vào chương trình ghép phổi của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Để cứu chị H., các bác sĩ đưa ra 2 hướng điều trị: Nếu tim của chị H. còn khỏe mạnh, họ sẽ vừa phẫu thuật sửa chữa khuyết tật của tim, vừa ghép phổi; Nếu tim của chị H. yếu, suy giảm chức năng, các bác sĩ sẽ thực hiện ghép đa tạng cả tim và phổi.
Sau đó, chị H. được điều trị theo hướng thứ nhất. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn do bác sĩ vừa phải mổ sửa dị tật tim cho chị H., vừa ghép phổi, nên quy trình mổ phức tạp hơn và chứa đựng nhiều rủi ro.
Vì vậy, các bác sĩ của Bệnh viện đã gấp rút bàn bạc và chuẩn bị cho ca mổ. Nhờ đó, diễn biến của ca mổ thuận lợi. Ngay sau khi ghép và giúp phổi hoạt động trong cơ thể chị H., các thông số huyết động và hô hấp của chị đã lập tức trở lại như người bình thường. Ca mổ kết thúc thành công sau 12 tiếng đồng hồ liên tục phẫu thuật.
Hiện tại, chị H. có thể tự thở, các xét nghiệm cho thấy chức năng phổi ghép tốt. Chị đã có thể tập phục hồi chức năng tại giường, ăn uống tiêu hóa tốt.
Kíp phẫu thuật cho bệnh nhân H. đã làm việc vất vả trong 12 tiếng đồng hồ, nỗ lực cứu sống người bệnh (Ảnh: BVCC)
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – do điều kiện khó khăn trước đây, ở nước ta có rất nhiều người trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh không quá phức tạp, ví dụ thông liên nhĩ, thông liên thất, song, do phát hiện muộn nên bệnh trở nặng hơn, không thể điều trị bằng các giải pháp thông thường, mà chỉ có cách duy nhất là ghép phổi.
“Hiện tại trong danh sách chờ ghép phổi của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có nhiều người bệnh tương tự như cô gái trẻ P.T.H. này. Việc điều trị bằng phương pháp sửa dị tật tim và ghép phổi đồng thì sẽ có kết quả sớm cũng như lâu dài tốt hơn nhiều so với phương pháp ghép tim và phổi đồng thì. Thành công của ca ghép phổi đặc biệt này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh còn trẻ ở Việt Nam” – PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước nói.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước cũng cho biết, chương trình ghép phổi của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang được Bộ Y tế xét duyệt cho 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ nhằm hoàn thiện mọi quy trình tổ chức và chuyên môn, đưa ghép phổi thành một phẫu thuật thường quy, tương tự ghép tim tại Việt Nam.
Theo viettimes