Nhiều bà mẹ không chú ý đến việc kiêng cữ trong thời gian ở cữ. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân về lâu về dài.
Nhiều bà mẹ bỉm sữa không chú ý đến việc phục hồi sức khỏe và kiêng cữ sau sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ về dài. Sinh nở vào mùa thu, dưới đây là một số điều mà sản phụ cần lưu ý
Vận động phù hợp
Theo ý kiến của nhiều người cao t.uổi, phụ nữ sau khi sinh không nên ra khỏi giường mà nên nằm một chỗ. Trên thực tế, trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm sữa không nên chỉ nằm lì ở trên giường mà nên tập thể dục, vận động nhẹ để thúc đẩy tiết sản dịch và phục hồi tử cung. Ngoài ra, việc vận động phù hợp có lợi cho sự phục hồi cơ và dây chằng sàn chậu. Vì vậy, sản phụ nên ra khỏi giường càng sớm càng tốt tùy theo thể trạng.
Chú ý đến vệ sinh cá nhân
Nhiều mẹ cho rằng họ không nên tắm rửa, gội đầu, đ.ánh răng. Tuy nhiên, việc kiêng cữ này rất phản khoa học. Trong tuần đầu sau sinh, sản dịch tiết ra rất nhiều, nếu không vệ sinh kịp thời rất dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của sản phụ. Vì vậy, các bà mẹ sau sinh cần thường xuyên tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, giữ vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên chú ý tắm, gội bằng nước nóng, không chạm vào nước lạnh.
Đ.ánh răng
Trong quá trình ở cữ, mẹ bỉm sữa ăn nhiều hơn bình thường. Điều này gây cặn thức ăn bám lại giữa các kẽ răng. Vì vậy, bạn cần đ.ánh răng nhiều hơn để tránh nguy cơ sâu răng hoặc mắc các bệnh răng miệng.
Tránh gió lạnh
Trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm sữa chú ý không tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh. Tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh trong thời gian này khiến bạn dễ mắc bệnh thấp khớp.
Tránh nằm trong thời gian dài
Trong thời gian ở cữ, mẹ sữa nằm hoặc ngồi trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên eo, lưng, hông, không chỉ gây ảnh hưởng đến sự hồi phục cơ sàn chậu mà còn gây ra đau lưng. Bạn nên ra khỏi giường đi vệ sinh, ngồi cho con bú, pha sữa, đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Giữ tinh thần lạc quan
Các bà mẹ mới sinh thường dễ bị tổn thương hoặc nhạy cảm hơn do mất cân bằng hormone sau sinh. Một vài lời nói cũng có thể khiến bạn buồn bã, ủ dột. Lúc này, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để cơ thể tiết ra nhiều sữa cho con. Nghiên cứu đã chứng minh rằng sản phụ bị căng thẳng cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mà họ tiết ra. Tâm trạng buồn bã, chán nản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ, cũng như dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Đây là khoảng thời gian phụ nữ sau sinh có thể đi làm trở lại, sớm hơn không có lợi cho cả sức khỏe mẹ và bé
Bác sĩ Sản khoa cho biết cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Đi làm sớm hơn thời gian này không có lợi cho cả mẹ và bé.
Sau sinh, theo chế độ thì phụ nữ có thể được nghỉ đến 6 tháng. Tuy nhiên vì đặc thù một số công việc nên mẹ bỉm sữa có thể phải đi làm sớm hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Sản khoa khuyên không nên sớm hơn 3 tháng bởi cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Sớm hơn thời gian này sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số lý do.
Mẹ và bé cần thời gian để làm quen với nhau
Ngay từ khi đ.ứa b.é chào đời, bé sẽ phải làm quen với một môi trường khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Lúc này, bé cần nhất là cảm giác an toàn và mẹ chính là người bé tin tưởng nhất. Người mẹ cũng cần có thời gian để quen với sự có mặt của thiên thần nhỏ, quen với những công việc chăm sóc một em bé để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa mẹ con. 3 tháng chính là quãng thời gian để cả mẹ và bé quen dần.
Mẹ làm việc sớm sau sinh ảnh hưởng tới sữa mẹ và sự hồi phục của người mẹ
Sau sinh, khi cơ thể chưa kịp hồi phục mà mẹ đã lao vào làm việc thì khả năng lớn sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Mẹ bận làm có thể không ăn uống đầy đủ, bổ sung nước kịp thời để hỗ trợ quá trình tạo sữa. Điều này sẽ khiến mẹ vừa mệt mỏi mà bé lại thiệt thòi vì không được bú mẹ đầy đủ.
Bên cạnh đó, việc quay cuồng giữa chăm con và công việc sẽ khiến mẹ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sau khi vừa trải qua thời gian bầu bí và cuộc “vượt cạn”. Vì thế mẹ dễ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.