Phytonutrient – dưỡng chất thực vật bảo vệ sức khỏe

Nghiên cứu gần đây cho biết uống vài tách cà phê mỗi ngày có thể giảm rủi ro t.ử v.ong do bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm những bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường tuýp 2, trầm cảm, chứng sa sút trí tuệ ở người lớn t.uổi ( bệnh Alzheimer), hội chứng liệt rung (Parkinson) cùng nhiều loại ung thư phổ biến.

phytonutrient duong chat thuc vat bao ve suc khoe c78 5255831

Tăng cường tiêu thụ rau, củ, quả màu sắc đa dạng giúp tăng hấp thụ phytonutrient. Ảnh: Metagenics Institute

Lợi ích này và mối liên hệ với hai hợp chất axít caffeic và axít chlorogenic trong cà phê đặc biệt khiến các nhà khoa học lưu ý. Đây là hai trong số các “dưỡng chất thực vật” phytonutrient – thành phần dinh dưỡng tự nhiên tập trung nhiều ở lớp vỏ, tạo màu sắc, hương thơm và mùi vị cho ngũ cốc, rau củ, trái cây.

Trong các thí nghiệm trước, axít caffeic và chlorogenic được chứng minh có đặc tính kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư thông qua cơ chế trung hòa các gốc tự do, chuyển hóa các chất tiềm ẩn gây bệnh thành hợp chất ít độc hại hơn. Một số nghiên cứu trên chuột còn phát hiện hai loại axít này giúp kiểm soát tốt đường huyết sau khi ăn.

Ngoài cà phê, axít caffeic và chlorogenic được tìm thấy nhiều trong trái cây (như chà là, mận khô, việt quất, táo, lê, đào, ô liu), rau củ, các loại hạt cùng một số gia vị và thảo dược (gừng, quế, hoa hồi, thì là Ai Cập, cỏ xạ hương, lá bạc hà, rau kinh giới, cây xô thơm, hương thảo).

Bên cạnh hai dưỡng chất trên, quercetin và glucosinolate cũng là những phytonutrient quan trọng. Ngoài đặc tính kháng viêm và chống ôxy hóa, quercetin có tiềm năng điều trị ung thư với khả năng thay đổi cách tế bào bệnh phát triển, sinh sôi và di căn. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy bổ sung quercetin cũng giúp cân bằng huyết áp. Nguồn thực phẩm giàu quercetin gồm có ô liu đen, ca cao, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây, táo, mận, mận khô, hành tây, hành tím, hẹ tây, măng tây, bông cải xanh, bí ngòi, kinh giới, rau thơm, đậu xanh, rượu vang đỏ, đinh hương và nụ bạch hoa…

Tương tự, glucosinolate cũng có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và chống ôxy hóa, đặc biệt ngăn nguy cơ ung thư bằng cách kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Glucosinolate hiện diện nhiều trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, cải xoăn, củ cải trắng, cải thìa, xà lách rocket, mù tạt, xà lách xoong, cải bẹ xanh.

Theo các chuyên gia, phytonutrient chủ yếu từ thực vật, do đó khi chế biến cần lưu ý không để nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất. Ngoài ra, chúng ta nên dung nạp nhiều loại phytonutrient khác nhau bằng cách đa dạng hóa nguồn trái cây, rau củ hàng ngày.

Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và độc chất

Qua tổng hợp nhiều nghiên cứu khoa học có quy mô lớn, 4 chuyên gia thần kinh hàng đầu đến từ Mỹ và Hà Lan vừa ra mắt quyển sách mang tên “Chấm dứt bệnh Parkinson”, viết về mối liên hệ giữa những trường hợp mắc “hội chứng liệt rung” này với việc phơi nhiễm một số hóa chất độc hại.

Trong đó, các tác giả ví sự gia tăng số ca Parkinson là “một đại dịch nhân tạo”, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ngành hóa chất cũng như việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp và chất tẩy nhờn trên toàn thế giới.

moi lien he giua benh parkinson va doc chat c0f 5123944

Các tác giả cho biết tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong 25 năm qua đã tăng 22% trên phạm vi toàn cầu. Nam giới làm việc trong các ngành nghề phải tiếp xúc với sản phẩm công nghiệp có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson cao hơn 40% so với phụ nữ. Và trong số độc chất dễ phơi nhiễm có dung môi tẩy rửa trichloroethylen (TCE), từng được chứng minh có liên quan đến Parkinson.

Một độc tố nổi bật khác có thể làm tăng 150% nguy cơ mắc bệnh này là thuốc trừ sâu paraquat. Tại Hà Lan, TCE và paraquat đều bị cấm cách đây nhiều năm và tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cũng giảm theo từ đó.

Giống như hút thuốc và ung thư, mối quan hệ giữa phơi nhiễm hóa chất và sự khởi phát Parkinson cũng được các chuyên gia chỉ ra. Chẳng hạn, nghiên cứu do Tiến sĩ Caroline Tanner và Tiến sĩ William Langston thực hiện trên 17.000 cặp song sinh tại California cho thấy, yếu tố môi trường đã vượt qua yếu tố di truyền về nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Hai nhà nghiên cứu sau đó phát hiện những nông dân sử dụng hóa chất nông nghiệp – bao gồm rotenone và paraquat – có gấp đôi nguy cơ mắc Parkinson so với những người không dùng.

30 năm trước, ại học Emory phát hiện chuột phát triển các biểu hiện đặc trưng của bệnh Parkinson khi được cho dùng rotenone. Sau khi kiểm tra não chuột, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy chúng đã mất đi lượng tế bào thần kinh sản xuất ra dopamine, một tổn thương y hệt ở bệnh nhân Parkinson.

Hiện nay, bệnh Parkinson chưa có thuốc chữa mà chỉ có thuốc giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *