Táo bón không chỉ gây hại đến sức khỏe, đại tràng mà còn trực tiếp làm ảnh hưởng đến chính vẻ đẹp khuôn mặt và làn da của chúng ta.
Trong video đăng ngày 9/9 trên kênh YouTube Dr Hiếu Aesthetic, bác sĩ Hiếu phân tích 4 loại tác hại khôn lường mà chúng ta có thể gặp khi bị táo bón. Vì ai cũng có thể gặp phải tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày nên theo bác sĩ Hiếu, việc hiểu rõ về tình trạng táo bón có thể giúp chúng ta phòng tránh và hạn chế tác hại của nó.
Tác hại số 1: Khuôn mặt nhăn nhó
Theo bác sĩ Hiếu, khuôn mặt của một người hạnh phúc là một khuôn mặt tươi cười. Ông cha ta cũng nhiều đời truyền miệng câu nói: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Khi bạn vui vẻ, tự nhiên bạn sẽ yêu đời, muốn hưởng thụ cuộc sống của mình.
Trong khi đó, “khuôn mặt của một người rặn khi vệ sinh sẽ có những vết hằn ở rãnh cau mày, nhăn trán”. Bác sĩ Hiếu phân tích, nếu tình trạng này bị kéo dài, khuôn mặt bạn sẽ quen với trạng thái cau có, khiến da bị nhăn, nhan sắc vì vậy cũng bị giảm sút.
Đặc biệt, “những người xung quanh và chính bạn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của những người xung quanh”, bác sĩ Hiếu nói. Điều này có nghĩa là khi gặp và giao tiếp với những người có gương mặt hạnh phúc, bạn cũng sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn và ngược lại.
Tác hại số 2: Nám má
Theo bác sĩ Hiếu, việc căng thẳng, táo bón và nám má thoạt nghe không có vẻ liên quan, nhưng thực ra chúng lại có những liên quan mật thiết với nhau. “Khi stress, căng thẳng, đương nhiên hormone nội tiết có hại cho cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn”, bác sĩ Hiếu phân tích. Đồng thời, việc chúng ta căng thẳng hay căng thẳng triền miên cũng sẽ khiến tình trạng nám nặng hơn.
Tác hại số 3: Nguy cơ bị nứt kẽ h.ậu m.ôn, pô-líp hoặc thoát vị h.ậu m.ôn
Khi bạn không ăn đủ chất xơ, phần chất thải sẽ trở nên rắn hơn, khó thoát ra ngoài. Tình trạng này dễ dẫn đến việc khi chúng ta đi vệ sinh bị c.hảy m.áu tươi. “Điều này theo thời gian sẽ làm cho vùng da ở h.ậu m.ôn bị nứt kẽ, tiếp tục kéo dài sẽ dễ bị viêm nhiễm và thoát vị h.ậu m.ôn”, bác sĩ Hiếu cảnh báo. Không những vậy, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, việc bạn bị ung thư đại tràng hoặc các căn bệnh về tiêu hóa khác là điều không tránh khỏi.
Tác hại số 4: Tốn thời gian
Theo nghiên cứu, mỗi người ăn đủ chất xơ, khi đi cầu sẽ tốn từ khoảng 30 giây đến 1 phút. Còn với những bạn từng bị táo bón, thời gian cho mỗi lần đi vệ sinh là từ 15 đến 30 phút. “Có những bạn ngồi hàng tiếng đồng hồ”, bác sĩ Hiếu nói.
Việc mất quá nhiều thời gian mỗi ngày dành cho việc đi vệ sinh là không cần thiết bởi theo bác sĩ Hiếu, “nếu mỗi ngày các bạn đi cầu mất 1 tiếng, khoảng 5% thời gian trong một ngày, trong 1 tháng các bạn sẽ tiết kiệm được đến 30 giờ để học một kĩ năng nào đó”.
Do vậy, bác sĩ Hiếu khuyên chúng ta ý thức được tác hại của tình trạng táo bón, từ đó tìm cho mình lối sống, cách sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ sắc đẹp và dùng thời gian vào những công việc có ích.
Nhiều nguy cơ gây bệnh
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), người ngồi gần các bếp nướng và bị hít khói còn có nguy cơ tức thời là “ngộ độc khói” do ảnh hưởng bởi khí sinh ra từ thịt và than cháy không hoàn toàn như khí CO (gây cản trở quá trình vận chuyển ôxy của hồng cầu) hay CO2.
Người lớn hay t.rẻ e.m đều bị “ngộ độc khói” nhưng t.rẻ e.m dễ bị ảnh hưởng nhất do cơ thể còn non yếu.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận các độc chất từ thịt bị nướng cháy sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. Tỉ lệ 2 dạng ung thư này luôn có tỉ lệ khá cao ở những vùng mà người dân có thói quen ăn thịt nướng.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về “Khói trong nhà từ nhiên liệu rắn: Đ.ánh giá gánh nặng bệnh tật từ môi trường”, đã cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng nấu bếp từ nguyên liệu than, củi, phụ phẩm từ cây trồng. Nguy cơ càng lớn đối với các trường hợp nấu trong môi trường thông gió kém.
Cần phải có biện pháp xử lý hiệu quả nguồn khói thải từ các bếp nướng, vì khí thải này có hại cho sức khỏe (Ảnh: LÊ PHONG)
Thống kê của WHO cho thấy 2,6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu là do việc sử dụng các nguyên liệu rắn để đun nấu. Những hệ lụy thường thấy là các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp dưới cấp tính (bao gồm viêm phổi) ở trẻ nhỏ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư phổi ở người lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ vì họ là đối tượng thường xuyên đứng bếp mà bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thứ khói độc hại này.
Theo một nghiên cứu công bố năm 2018 của Đại học Oxford (Anh), dựa trên sự theo dõi lâu dài hơn 341.000 người, cho thấy cứ mỗi 1 thập kỷ tiếp xúc với ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu rắn sẽ làm tăng thêm 3% nguy cơ t.ử v.ong sớm do bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu khác do ĐH Nam Úc công bố đầu tháng 9 cũng cho thấy một nguy cơ sức khỏe khác từ món thịt nướng, lần này là tác hại đối với người ăn. Các tác giả của nhóm nghiên cứu đã xác định một hợp chất được gọi là AGEs, sinh ra trong quá trình nướng, quay hoặc chiên thịt đỏ (thịt bò, thịt heo). Nó không gây tác hại tức thời nhưng dần tích tụ trong cơ thể và cản trở hoạt động của các tế bào, dẫn tới các bệnh tim mạch – là nguy cơ gây t.ử v.ong sớm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2018, một nghiên cứu từ Trung Quốc, công bố trên Environmental Science & Technology khiến giới khoa học giật mình, khi xác định các bữa tiệc nướng ngoài trời còn có thể gây hại thông qua việc hấp thụ PAH (các hydrocarbon thơm đa vòng) qua… da. PAH được tìm thấy trong nước tiểu những người tham gia thử nghiệm. Nếu mặc áo dài tay thì có thể tạm bảo vệ cơ thể trong một thời gian ngắn nhưng với thời gian của một bữa tiệc nướng sẽ thừa sức để độc chất này thấm qua quần áo và tấn công cơ thể. Trong khi đó, PAH đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư da, phổi, bàng quang và đường tiêu hóa.