Tờ nhật báo Anh quốc đã đăng tải một nghiên cứu của Thụy Điển, tiết lộ một sự thật rùng rợn: T.rẻ e.m và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 5 lần nếu thường xuyên sử dụng điện thoại di động…
Điện thoại thông minh (smartphone) là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống của người lớn và cả t.rẻ e.m. Thay vì đọc sách, chơi các đồ chơi dân gian, t.rẻ e.m trong thời đại ngày nay thích dành nhiều giờ để giải trí trên những chiếc điện thoại di động, cả ngày không chán.
Cho dù smartphone là một cách để giải trí, học tập khá bổ ích nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều thông tin nhạy cảm, không phù hợp với nhận thức của trẻ. Nghiêm trọng hơn, t.rẻ e.m thường xuyên sử dụng điện thoại cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư rất cao.
T.rẻ e.m sử dụng smartphone có nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 5 lần…
Trước đây, đã có rất nhiều suy đoán về tác hại của bức xạ điện thoại với cơ thể người. Tờ nhật báo Anh quốc đã đăng tải một nghiên cứu của Thụy Điển, tiết lộ một sự thật rùng rợn: T.rẻ e.m và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 5 lần nếu thường xuyên sử dụng điện thoại di động.
Cụ thể, Giáo sư Lennart Hardell của Bệnh viện Đại học ở Orebro, Thụy Điển – người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Những người bắt đầu sử dụng điện thoại di động trước t.uổi 20 có nguy cơ mắc bệnh u tế bào đệm (gliomas) – một loại u não nguyên phát cao gấp 5 lần so với người dùng sau t.uổi 20. Ngoài ra, trẻ thường xuyên dùng điện thoại di động cũng có khả năng bị u thần kinh thính giác, có thể gây điếc”.
Cũng theo giáo sư Hardell, đây là một dấu hiệu cảnh báo cho các cha mẹ đang nuôi con nhỏ, trẻ dưới 12 t.uổi không nên sử dụng điện thoại di động trừ trường hợp khẩn cấp.
Trẻ thường xuyên dùng điện thoại di động cũng có khả năng bị u thần kinh thính giác, có thể gây điếc.
Theo WHO, “thủ phạm” gây ra ung thư não ở t.rẻ e.m chính là bức xạ điện thoại di động. Trẻ nhỏ có da, mô và xương não mỏng hơn nên lượng bức xạ chúng hấp thụ cũng gấp đôi so với người trưởng thành. Ngoài ra, hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện khiến não chúng dễ bị tổn thương hơn hẳn.
Khi các sóng vô tuyến từ điện thoại xâm nhập sâu vào não, nó cũng sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng đến tâm trạng và các hành vi khác của trẻ.
Và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác…
– Bệnh tim mạch: Bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim của trẻ.
– Nguy cơ nhiễm khuẩn: Các nhà khoa học đến từ Đại học Arizona (Mỹ) cho biết một chiếc điện thoại di động chứa nhiều vi khuẩn gấp 10 lần bồn cầu. Bao gồm các vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, MRSA, Streptococcus… Chính vì vậy việc thường xuyên sử dụng điện thoại di động có thể khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Thường xuyên sử dụng điện thoại di động có thể khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
– Hại mắt: T.rẻ e.m có thói quen nhìn chằm chằm vào điện thoại di động trong thời gian dài sẽ cảm thấy nhức mắt, khô mắt, mắt mờ dần… gây cận thị và một số căn bệnh về mắt.
Làm sao để đảm bảo an toàn cho t.rẻ e.m khi dùng điện thoại?
Theo Viện Nghiên cứu Y khoa t.rẻ e.m Mỹ và Hội Y khoa Canada, phụ huynh không nên cho trẻ từ 0 đến 2 t.uổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo:
– Phụ huynh không nên cho trẻ dưới 16 t.uổi sử dụng điện thoại di động vì não của trẻ quá nhạy cảm để chịu được tác động của bức xạ di động.
Không nên cho trẻ từ 0 đến 2 t.uổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.
– Không nên cho trẻ tiếp xúc điện thoại di động trực tiếp lên đầu, tai mà nên dùng tai nghe thay thế.
– Không nên để trẻ dùng điện thoại trong xe bus, xe hơi, thang máy… bởi điện thoại di động có xu hướng thu tín hiệu qua kim loại để tăng mức năng lượng.
– Phụ huynh cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại di động khi ở gần t.rẻ e.m.
– Không nên để điện thoại di động trong phòng ngủ của trẻ vào ban đêm.
Theo Independent, Momjunction/Helino
Bụi mịn do không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư não
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các hạt nano ô nhiễm không khí với ung thư não.
Các hạt siêu mịn (UFP) được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu, đặc biệt trong các động cơ diesel, cộng với mức phơi nhiễm cao làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư gây c.hết người.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nano có thể xâm nhập vào não và mang hóa chất gây ung thư.
Ung thư não rất hiếm. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự gia tăng phơi nhiễm do ô nhiễm có thể gây thêm một trường hợp ung thư não cho mỗi 100.000 người bị phơi nhiễm.
Các hạt siêu mịn (UFP) phát ra từ ôtô và xe máy độc hại hơn nhiều so với các hạt bụi thông thường. Ảnh: Guardian.
Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Epidemiology cho thấy mức tăng ô nhiễm 10.000 hạt nano/cm3 trong một năm làm tăng nguy cơ ung thư não hơn 10%.
“Rủi ro môi trường như ô nhiễm không khí không lớn về quy mô nhưng chúng nghiêm trọng vì mọi người trong môi trường ô nhiễm đều bị phơi nhiễm”, Scott Weichenthal, tại Đại học McGill, Canada, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế và phơi nhiễm ô nhiễm của 1,9 triệu người Canada trưởng thành từ năm 1991 đến 2016. Các nghiên cứu lớn như vậy cung cấp bằng chứng mạnh mẽ, mặc dù không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ nhân quả.
Theo Guardian, một đ.ánh giá toàn cầu trước đó vào năm 2019 đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể con người.
Không khí độc hại có liên quan đến các tác động khác lên não, bao gồm giảm sút trí tuệ đáng kể, chứng mất trí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ô nhiễm không khí là “trường hợp khẩn cấp thầm lặng về sức khỏe cộng đồng”.
Theo Zing