Độc cá nóc có thể dẫn tới khó thở, trụy tim mạch, ngừng thở, thậm chí t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”- NXB Khoa học và Kỹ thuật, trong y học cổ truyền, thịt cá nóc có vị ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng từ thấp, giảm đau, sát trùng. Trước đây, ngư dân vùng biển quan niệm rằng ăn thịt cá nóc sẽ béo khỏe, chống mệt mỏi, đau nhức.
Mặc dù có khá nhiều công dụng hữu ích, thế nhưng, ăn thịt cá nóc lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ngộ độc với mức độ cao nhất có thể dẫn tới t.ử v.ong.
Chất độc của cá nóc có tên là tetrodotoxin, tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh của con đực và nhiều nhất là ở trứng cá của con cái. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ làm c.hết 30 người.
Cá nóc: Hình minh họa
Trên thế giới, người ta nghiên cứu chất tetrodotoxin để làm thuốc kích thích thần kinh, gây tê, gây mê, giảm đau, chữa một số bệnh tim mạch và ung thư. Chất tetrodotoxin có trong cơ thể cá nóc ở dạng t.iền độc tố có tên là tetrodomin không độc, nhưng khi cá bị va đ.ập hoặc bị ươn, chất này sẽ chuyển ngay thành tetrodotoxin rất độc.
Thực tế cũng chứng minh khi bắt được cá, ngư dân thường đ.ập c.hết, làm va đ.ập mạnh, làm cá ươn hoặc không loại bỏ hết phủ tạng lúc làm thịt, khiến chất độc ngấm vào thịt cá (vốn không độc), do đó người ăn vào sẽ bi ngộ độc. Liều gây độc cho người bình thường là từ 1 – 4mg, tức chỉ cần ăn 10g thịt cá nóc có chất độc là đã bị ngộ độc.
Sau khi ăn cá nóc có tetrodotoxin, chất độc hấp thụ nhanh qua dạ dày, đường ruột trong từ 5 – 15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong m.áu sau 20 phút và thải trừ qua nước tiểu sau 30 phút đến vài giờ.
Triệu chứng ngộ độc là liệt trung khu thần kinh thị giác, thần kinh vận động, rồi đến trung khu hô hấp và tim mạch. Biểu hiện đầu tiên là tê miệng lưỡi, tay chân, sau đến cảm giác chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mặt ửng đỏ, toát mồ hôi, đau bụng, nôn mửa, mệt lả, co giật, cứng hàm và lưỡi. Cuối cùng, toàn thân người bị ngộ độc sẽ suy sụp, da tím tái, nhiệt độ hạ và huyết áp giảm, khó thở, dẫn đến trụy tim mạch, ngừng thở và t.ử v.ong.
Hơn nữa, chất độc của cá nóc có sức bền vững cao: Ngâm vào dung dịch acid chlohydric 0,2 – 0,5% trong khoảng 8 giờ mới bị phá hủy, đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ mới giảm được một nửa. Ở 200 độ C, phải mất 10 phút, độc tố mới bị khử hoàn toàn. Do đó, cách nấu cá nóc theo dân gian không thể làm cá mất chất độc được.
Những vụ ngộ độc cá nóc thường xuyên xảy ra ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, thậm chí ở cả Hà Nội và một số tỉnh khác do ăn cá nóc phơi khô. Ngộ độc cá nóc thường bắt nguồn từ việc người dân tự đ.ánh bắt, mua, sử dụng cá tươi, cá khô và nước mắm.
Cách xử trí ngộ độc cá nóc (theo quyết định của Bộ Y tế ngày 21/2/2002): Khi có dấu hiệu tê môi, tê tay ở người bị ngộ độc, lập tức gây nôn và cho uống than hoạt với liều 30g/250ml nước sạch cho người lớn, 25g/100 – 200ml nước sạch cho t.rẻ e.m từ 1 – 12 t.uổi, 1g/50ml nước sạch cho trẻ dưới 1 t.uổi. Có thể cho người lớn và t.rẻ e.m trên 12 t.uổi uống một lọ than hoạt dưới dạng nhũ 30ml. Sau khi tiến hành các bước trên, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Uống than hoạt sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả giải độc cao và khi nạn nhân đã hôn mê hoặc rối loạn ý thức, chỉ còn cách thổi ngạt vào miệng mũi.
Theo các chuyên gia y tế, để đề phòng ngộ độc cá nóc, người dân nên thực hiện một số nguyên tắc sau:
– Tốt nhất là không nên ăn cá nóc dù đã chế biến rất cẩn thận.
– Không phơi cá nóc làm cá khô, không làm chả cá nóc hay bột cá nóc để ăn và để bán.
– Khi đi biển đ.ánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu gồm than hoạt (bột hoặc nhũ) và thiết bị hô hấp nhân tạo.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
30 phút…cứu bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp thoát khỏi ‘tử thần’
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim và ngưng tim, ngưng thở. Tưởng chừng bệnh nhi sẽ không vượt qua khỏi cửa tử, vì thời gian sống chỉ tính bằng phút, nhưng bất ngờ vào phút chót điều thần kỳ đã đến với bệnh nhi này.
Bệnh nhi Lý Phương Th. (8 t.uổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: P.V
Bệnh nhi thoát khỏi “lưỡi hái thần chết” một cách thần kỳ này là b.é g.ái Lý Phương Th. (8 t.uổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM). B.é g.ái này được các bác sĩ Bệnh viện Q.Tân Phú chẩn đoán viêm cơ tim tối cấp và đã lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Lúc này, các bác sĩ ở đây xác định bệnh nhân bị hôn mê, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim nên ngay lập tức đặt nội khí quản giúp thở, dùng thuốc trợ tim và đặt máy tạo nhịp tim tạm thời nhưng tình trạng bệnh nhi vẫn xấu dần, ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ bắt đầu lo lắng cho mạng sống của bé, vì sự sống của bé chỉ tính bằng phút.
Trong tình thế bệnh nhân “nghìn cân treo sợi tóc”, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã quyết định liên lạc với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và tiến hành cấp cứu ngưng tim, ngưng thở, nhồi tim và đồng thời thực hiện kỹ thuật ECMO (kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể).
“Sau 7 ngày hồi sức tích cực với kỹ thuật ECMO, thở máy, lọc m.áu liên tục, bệnh nhi đã tỉnh lại, tình trạng huyết động cải thiện. Sau đó, bé được tiến hành cai ECMO, cai máy thở. Đến sáng nay (26.7), sức khỏe của bé đã ổn và đang được theo dõi tích cực tại khoa hồi sức”, bác sĩ Quang cho biết.
GS.BS Bạch Văn Cam – Cố vấn chuyên môn bệnh viện Nhi đồng 1 – Chủ tịch Hội Cấp cứu chống độc TP.HCM cho biết chỉ trong vòng chưa đến 30 phút kể từ khi cấp cứu, các bác sĩ đã nhanh chóng xử lý bệnh để cứu sống bệnh nhi. Sự phối hợp này là một trong những yếu tố giúp hồi sinh bệnh nhi này. Trong vòng 24 giờ liên tục, sau khi tiến hành lọc m.áu với kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi, các bác sĩ vẫn chưa khẳng định có thể cứu được bệnh nhi. Nhưng sau đó, bệnh nhi có những dấu hiệu hồi sinh và cử động tay chân.
Bác sĩ Quang cho rằng đây là một ca bệnh được cứu sống thần kỳ, bởi bệnh nhân mắc viêm cơ tim tối cấp đều khó có cơ hội sống sót. Đối với bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp có tới 90% bệnh nhân không thể qua khỏi. Nhưng nhờ kỹ thuật ECMO, bệnh nhân đã được hồi sinh.
“Đây là ca bệnh hy hữu, đòi hỏi kinh nghiệm xử lý lâm sàng của các bệnh viện tuyến cơ sở. Sự phối hợp kịp thời, hiệu quả giữa Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện tuyến quận đã kịp thời cứu sống bệnh nhân trong thời gian vàng cấp cứu”, bác sĩ Quang chia sẻ.
Hồ Quang
Theo motthegioi