Trẻ sơ sinh dùng kháng sinh dễ mắc các bệnh dị ứng

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Pediatrics), những trẻ sơ sinh được cho dùng thuốc kháng sinh dễ phát triển các dạng bệnh dị ứng khi lớn lên.

tre so sinh dung khang sinh de mac cac benh di ung a51445

Ảnh: NYT

Để đi đến kết luận trên, các chuyên gia ở Đại học Uniformed Services (Mỹ) đã phân tích hồ sơ y khoa của của 798.426 t.rẻ e.m chào đời trong giai đoạn 2001-2013. Trong đó, họ rà soát những trẻ đã được cho dùng penicillin, penicillin cùng với chất ức chế B-lactamase, cephalosporin, sulfonamide hoặc macrolide trong 6 tháng đầu đời. Họ cũng tìm hiểu xem sau 6 tháng t.uổi, những trẻ nào được chẩn đoán bị dị ứng – bao gồm dị ứng thức ăn, sốc phản vệ, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.

Các chuyên gia phát hiện rằng những loại kháng sinh kể trên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc dị ứng về sau ở trẻ nhỏ. Cụ thể, nguy cơ thấp nhất khi trẻ dùng sulfonamide và cao nhất khi dùng penicillin. “Việc dùng kháng sinh đã làm tăng nguy cơ mắc dị ứng về sau cho trẻ sơ sinh, từ 8% nguy cơ dị ứng thực phẩm đến 47% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn” – tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Cade Nylund, cho biết thêm.

Theo Tiến sĩ Purvi Parikh – một chuyên gia dị ứng và miễn dịch học tại Trung tâm Y tế NYU Langone Health (Mỹ), mối liên hệ giữa kháng sinh và tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ có thể là do loại thuốc này không chỉ t.iêu d.iệt các vi khuẩn có hại mà còn t.iêu d.iệt luôn các vi khuẩn “tốt” mà hệ miễn dịch cần để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh dị ứng hoặc tự miễn. Tuy vậy, bà Parikh lưu ý rằng nghiên cứu chỉ mới cho thấy mối liên hệ chứ chưa khẳng định quan hệ “nhân-quả” giữa kháng sinh và dị ứng. Do đó, nếu trẻ thật sự cần kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn thì vẫn phải sử dụng, chứ không nên từ chối vì lo ngại nguy cơ mắc dị ứng.

AN NHIÊN

Theo CNN/baocantho

Mùa đông, bỏ túi cách ngừa 3 bệnh dị ứng ‘phiền toái’

Hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa hay khò khè nặng ngực là những phiền toái của các bệnh dị ứng. PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn – Chuyên gia Dị ứng Miễn dịch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cách phòng tránh những bệnh này.

Vào mùa đông, thời tiết lạnh dễ gây kích thích và xuất hiện nhiều tác nhân nên những bệnh dị ứng thường hoạt động mạnh hơn, điển hình là: viêm mũi dị ứng (chiếm 20% dân số); hen phế quản (chiếm 3.9%, tức xấp xỉ 4 triệu người); viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa (10%). Phần lớn người mắc đã có cơ địa dị ứng và gặp nhiều ở t.rẻ e.m. Có những trẻ nhỏ 3 – 6 tháng đã phát hiện mắc hen.

Bệnh hen

mua dong bo tui cach ngua 3 benh di ung phien toai ca311a

Người bị hen suyễn có dấu hiệu điển hình khò khè, khó thở.

Những người mắc bệnh hen có dấu hiệu điển hình: ho, khò khè, cảm giác nặng ngực, khó thở. Đặc biệt, bệnh tái đi tái lại nhiều lần và thường xảy ra vào đêm, sáng sớm. Bệnh liên quan mật thiết đến thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh hen là bệnh di truyền và lây từ người này sang người khác, tuy nhiên PGS Đoàn cho biết đó là những quan niệm truyền miệng không có bằng chứng khoa học. Bệnh hen có yếu tố gia đình và không lây nhiễm.

Điều trị bệnh này không khó, người bệnh cần thực hiện song song việc dùng thuốc, cần phải tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích và nguyên nhân gây ra bệnh đó là: bụi nhà; phấn hoa; lông chó mèo; vi khuẩn; khói bụi; virus; thời tiết; hóa chất; làm việc gắng sức và các yếu tố nguyên nhân kể trên.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ: đường, đạm, mỡ, khoáng chất và vitamin. Kết hợp với lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn, vừa phải, tập trong môi trường không khí trong lành. Tập với cường độ nhẹ, tăng mức độ từ từ. Tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Bệnh viêm mũi dị ứng

mua dong bo tui cach ngua 3 benh di ung phien toai 3d22e6

Viêm mũi dị ứng – bệnh hay gặp mùa đông.

Bệnh viêm mũi dị ứng có mối liên quan đặc biệt với bệnh hen. Khoảng 40% người từ mắc bệnh viêm mũi dị ứng chuyển sang mắc bệnh hen. Bệnh viêm mũi dị ứng cũng liên quan đến thời tiết, toàn dân có khoảng 20% người mắc, đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng.

Người mắc viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện: Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ (chảy nước mũi) tái lại nhiều lần. Khi gặp các yếu tố kích thích thì bệnh tái phát, điều trị dai dẳng. Với mỗi đợt cấp và mạn sẽ có cách điều trị riêng, tùy cơ địa mỗi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh hen có các yếu tố kích thích giống nhau, muốn bệnh thuyên giảm cần tránh các yếu tố này.

Bệnh viêm da dị ứng

mua dong bo tui cach ngua 3 benh di ung phien toai 037cc5

Viêm da dị ứng gây rất ngứa và tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, người mắc bệnh từ khi sinh ra. Đây là bệnh có yếu tố gia đình, người bệnh mắc từ nhỏ, có thể bị toàn thân. Xu hướng của bệnh từ nhỏ mọc mụn nước nhỏ gây cảm giác rất ngứa và tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Ở người trưởng thành, các mụn nước này tập chung tại các nếp gấp cẳng tay, cẳng chân.

Đặc biệt, bệnh có thể diễn biến sang hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Khi tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường, thời tiết hanh, lạnh, khiến da khô thì bệnh càng nặng hơn.

Để điều trị bệnh này, theo PGS Đoàn cần tìm yếu tố tác động đến viêm da, ví dụ như: sữa bò, các loại sữa, các yếu tố về thức ăn, phấn hoa, hóa chất,… và điều trị dựa trên nguyên tắc:

– Làm bớt ngứa trong đợt cấp;

– Chống khô da;

– Tránh các yếu tố kích thích;

– Lưu ý chế độ ăn uống từ những thức ăn gây dị ứng;

– Uống đủ nước;

– T.rẻ e.m cần lưu ý những sản phẩm như: sữa tắm, dầu gội, nước xịt phòng và tránh mặc đồ gây ngứa, đồ có lông gây dặm người.

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào độ t.uổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đ.ánh giá mức độ kiểm soát bệnh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Khám dị ứng miễn dịch cùng chuyên gia

Hiện tại Chuyên khoa Dị ứng – Miễn dịch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC do PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn – nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch, BV Bạch Mai phụ trách. Với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Dị ứng – Miễn dịch, PGS Đoàn đã chữa thành công hàng nghìn ca bệnh dị ứng nặng, phức tạp cho người dân trên khắp cả nước.

mua dong bo tui cach ngua 3 benh di ung phien toai cba0aa

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn khám và tư vấn các bệnh dị ứng tại MEDLATEC.

Cùng với hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, Chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám của người dân với các dịch vụ:

– Khám và điều trị nội khoa: Các bệnh như mày đay, viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc, zona thần kinh, viêm mao mạch dị ứng, Herpes,…

– Điều trị Laser – Plasma: Các bệnh như sùi mào gà, mụn cóc, u mềm lây, u mềm treo, sẩn cục, nốt ruồi, các bớt tăng sắc tố,…

Để đặt lịch khám chuyên gia theo yêu cầu, khách hàng có thể đặt qua website medlatec.vn hoặc app iCNM.

Mọi thông tin liên hệ, gọi tổng đài 1900 565656 để được giải đáp.

Thế Định

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *