Cậu bé xuất hiện triệu chứng méo miệng, nháy mắt liên tục khiến người nhà hoảng sợ đưa đến bệnh viện chuyên khoa khám.
Bác sĩ Lý Bình, khoa tai mũi họng, bệnh viện Changchun Children’s Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhi nam là Tiểu Bạch (7 t.uổi) sống tại Trung Quốc.
Bác sĩ Lý Bình, khoa tai mũi họng, bệnh viện Changchun Children’s Hospital
Dạo gần đây, do 2 bên tai của Tiểu Bạch có biểu hiện đau nhức nên mẹ đã đưa cậu bé đến phòng khám để châm cứu. Tuy nhiên, bệnh tình không cải thiện mà ngược lại càng trở nên nghiêm trọng, cậu bé xuất hiện thêm triệu chứng méo miệng, nháy mắt liên tục khiến người nhà hoảng sợ vội đưa đến bệnh viện chuyên khoa khám.
Bệnh nhi bị méo miệng, nháy mắt liên tục khiến người nhà hoảng sợ
Căn cứ theo triệu chứng và kiểm tra ban đầu, bác sĩ cho rằng Tiểu Bạch mắc bệnh viêm tai ngoài, mặc dù tiến hành điều trị nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ Lý Bình cho biết: “Khi tôi sử dụng phương pháp lấy ráy tai cho bệnh nhi, ngay khi vừa chạm vào tai thì bệnh nhi kêu gào thảm thiết vì đau nhức. Lúc đó, tôi suy đoán tình trạng của bệnh nhi không đơn giản là n.hiễm t.rùng do ráy tai tắc nghẽn mà mắc căn bệnh khác là viêm tai cholesteatoma”.
Ngay sau đó, bệnh nhi được đưa vào phòng phẫu thuật, mặc dù ống thính giác bên ngoài có khối cholesteatoma n.hiễm t.rùng, nhưng may mắn là xương tai giữa chưa bị phá hủy. Sau 1 tiếng phẫu thuật, bệnh nhi đã hồi phục và xuất viện về nhà.
Sau 1 tiếng phẫu thuật, bệnh nhi đã hồi phục và xuất viện về nhà.
Bác sĩ Lý Bình cảnh báo, mọi người nên chú ý giữ gìn vệ sinh tai sạch sẽ, không nên dùng tăm bông lấy ráy tai, tránh đeo tai nghe trong thời gian dài. Khi hai bên tai có thính lực không đồng đều, có cảm giác bất thường về tai thì mọi người cần đến ngay bệnh viện khám. Đối với trẻ chơi thể thao dưới nước hoặc vận động bơi lội nên đi khám tai định kỳ.
Viêm tai cholesteatoma (viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma) là một sự phát triển bất thường của da (không phải khối u ung thư), thường hình thành ở vị trí tai giữa, phía sau màng nhĩ. Cholesteatoma có thể là một khuyết tật bẩm sinh. Nhưng đa phần nó xuất hiện là do n.hiễm t.rùng tai giữa tái phát nhiều lần.
Một cholesteatoma thường phát triển như một u nang, cuộn thành từng túi, làm bong các lớp da cũ. Khi các tế bào da c.hết này tích tụ, cholesteatoma sẽ tăng dần kích thước và phá hủy xương tai giữa. Điều này có thể ảnh hưởng đến thính giác, sự cân bằng và chức năng của cơ mặt.
Các triệu chứng của cholesteatoma
Các triệu chứng liên quan đến cholesteatoma thường khởi phát nhẹ. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi u nang phát triển lớn hơn và bắt đầu gây ra các vấn đề khác.
Ban đầu, viêm tai cholesteatoma có thể làm tai chảy dịch có mùi hôi. Khi u nang phát triển, nó bắt đầu tạo áp lực trong tai bạn. Điều này có thể gây ra một số khó chịu. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức ở trong hoặc phía sau tai. Thậm chí, áp lực của khối cholesteatoma phát triển có thể gây nên tình trạng mất thính lực.
Vì vậy, nếu thấy bất kì biểu hiện khác thường nào, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu cholesteatoma tiếp tục phát triển không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến chóng mặt, tê liệt cơ mặt và mất thính lực vĩnh viễn.
Các biến chứng tiềm ẩn của cholesteatoma
Khi không được điều trị, cholesteatoma sẽ phát triển lớn hơn và gây ra các biến chứng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng.
Các tế bào da c.hết tích tụ trong tai tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh. Điều này có nghĩa là khối cholesteatoma có thể bị n.hiễm t.rùng, gây viêm và chảy dịch liên tục.
Theo thời gian, cholesteatoma cũng có thể phá hủy xương xung quanh. Nó có thể làm hỏng màng nhĩ, xương bên trong tai, xương gần não và dây thần kinh mặt. Mất thính lực vĩnh viễn có thể xảy ra nếu xương trong tai bị phá hủy.
U nang thậm chí có thể lan vào mặt nếu nó tiếp tục phát triển. Các biến chứng tiềm ẩn khác bao gồm:
N.hiễm t.rùng tai mãn tính.
Sưng tai trong.
Tê liệt cơ mặt.
Viêm màng não.
Áp xe não, mủ trong não.
Thủ phạm khiến phụ nữ bị đau bụng trong ngày ‘đèn đỏ’
Nhiều người chỉ cảm thấy đau bụng âm ỉ, khó chịu trong ngày “đèn đỏ”. Nhưng một số trường hợp lại bị co thắt dữ dội, phải nhập viện cấp cứu.
Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi, khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, (TP.HCM), cho biết đau bụng trong n.gày đ.èn đ.ỏ hay thống kinh là nỗi ám ảnh của nhiều người. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ k.inh n.guyệt.
Thủ phạm
Theo bác sĩ Nhi, thống kinh thường được chia thành hai loại, bao gồm nguyên phát và thứ phát. Với dạng nguyên phát, trong 1-2 ngày đầu của kỳ kinh, nồng độ prostaglandin ở nội mạc tử cung tăng lên làm kích hoạt cơn đau. Phụ nữ sẽ cảm thấy cơn đau này giảm dần theo t.uổi hoặc sau khi sinh con.
Cơn đau dữ dội, co thắt trong những ngày hành kinh khiến sức khỏe, tâm lý phụ nữ bị ảnh hưởng. Ảnh: NDNR.
Ở thể thống kinh thứ phát, cơn đau thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kỳ kinh, gặp ở độ t.uổi 30-40. Cơn đau kéo dài, có thể xuất hiện trước hoặc sau khi hết chu kỳ kinh. Thống kinh thứ phát thường do một số nguyên nhân như phụ nữ mắc viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Khi mắc dạng thống kinh thứ phát, phụ nữ có thể xuất hiệu nhiều triệu chứng kháng như khí hư nhiều, có mùi, k.inh n.guyệt không đều, ra m.áu bất thường.
Ngoài ra, bác sĩ Nhi cho biết thêm theo Đông y, nguyên nhân gây thống kinh là hai mạch Xung Nhâm không điều hòa. Nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chia ra hư chứng, thực chứng, nhưng phần nhiều đều do khí huyết ứ trệ, khí cơ điều hành không thư sướng, kinh mạch tắc.
Những bài thuốc như ôn kinh thang, đào hồng tứ vật thang gia giảm, điều can thang, bát trân thang, tuyên uất thông kinh thang có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị. Bên cạnh dùng thuốc, các biện pháp châm cứu, xoa ấm vùng bụng và bấm những huyệt như túc tam lý, tam âm giao, tử cung, trung cực, quan nguyên, khí hải, thái xung…, kết hợp cứu ấm (nếu thể hàn) có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Làm gì để giảm cơn đau?
Hiện nay, nhiều bạn gái trẻ lạm dụng uống thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs và thuốc tránh thai tại nhà. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng mà không tham vấn ý kiến bác sĩ có thể dẫn đến quá liều hay gặp phải tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Nhi hướng dẫn một số cách đơn giản có thể giúp phái đẹp giảm cơn đau bụng trong ngày có kinh.
Các loại trà ấm giúp giảm cơn đau bụng khi đến ngày hành kinh. Ảnh: Pinterest.
– Trà thảo mộc: Các loại trà gừng, quế hồng đào…, có thể giúp ức chế một phần cơ thể sản xuất prostaglandin. Trong 2-3 ngày đầu hành kinh, trà thảo mộc sẽ hỗ trợ giảm đau bụng hiệu quả.
– Túi chườm ngải tại nhà: Phương pháp này có thể làm giảm co thắt cơ tử cung. Để thực hiện, bạn lấy tất dày, cho gạo, muối hạt, lá ngải cứu sau đó cột lại, bỏ vào lò vi sóng làm nóng 1-2 phút. Sau đó, bạn lấy túi này ra bọc thêm lớp khăn mỏng phía ngoài rồi chườm ấm vùng bụng dưới và thắt lưng cùng trong 15-20 phút/lần.
“Thống kinh là cơn đau bụng thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến chu kỳ k.inh n.guyệt. Bạn có thể gặp bác sĩ tư vấn để giúp vượt qua cơn đau này nhẹ nhàng cũng như phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn”, bác sĩ Nhi chia sẻ.