Nghiên cứu cũng chỉ ra 46,6% công nhân (CN) có sức khỏe chưa tốt; các nhóm bệnh mắc chủ yếu là răng hàm mặt, tuần hoàn, tai mũi họng, mắt, da liễu…
Thông tin này mới được công bố tại hội nghị khoa học Viện Pasteur TP HCM năm 2019 tổ chức tại TP HCM. Nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Thị Diệu Hường (Trường Đại học Y Dược Huế) trên 283 CN tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Huế (trong đó 40,6% là nữ; 60,4% thâm niên nghề nghiệp 10 năm trở lên…) vào 4-2017.
Rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp ở CN quét rác còn cao
Kết quả cho thấy 46,6% CN có sức khỏe chưa tốt. Tỉ lệ CN mắc bệnh tại thời điểm nghiên cứu là 76,7%. Các nhóm bệnh phổ biến, gồm: Răng hàm mặt (53%), tuần hoàn (21,9%), tai mũi họng (19,1%), mắt (13,4%), da liễu (9,9%), hệ vận động (7,8%). Có 59,4% CN rối loạn cơ xương khớp trong 12 tháng trước đó. Nghiên cứu cũng chỉ ra có 41,7% CN thu gom rác mắc từ 2 bệnh lý trở lên…
“Cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hơn về các vấn đề sức khỏe trên đối tượng này để xác định tình trạng sức khỏe điển hình và các yếu tố tác hại trong môi trường lao động. Các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trên CN thu gom rác cần được thiết kế và thực hiện”, tác giả khuyến nghị.
Theo nguoilaodong
Chốc mép có lây nhiễm?
Chốc mép có lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn?
Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.
Người bệnh thường có xu hướng muốn chữa chốc mép nhanh vì những tổn thương ở mặt gây mất thẩm mỹ và cản trở nhiều đến sinh hoạt và làm việc.
Tác nhân gây bệnh chính là virus, phổ biến nhất là nhóm herpes virus. Vi khuẩn, nấm chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Nấm men candida albicans là loại nấm thường gặp gây bệnh chốc mép. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, và sẵn sàng gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép.
Bệnh chốc mép có lây nhiễm. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn, chứa các tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã chạm vào như áo quần, giường chiếu, đặc biệt là đồ chơi của t.rẻ e.m. Bệnh thường xảy ra ở t.rẻ e.m từ 2 – 5 t.uổi.
Bệnh dễ lây lan trong trường học và các khu vực chăm sóc t.rẻ e.m, nơi môi trường sống đông đúc. Thời tiết ẩm và nóng như mùa hè là mùa có tỷ lệ mắc bệnh chốc lở cao nhất.
Để phòng ngừa bệnh chốc mép, nên giữ da sạch sẽ là cách phòng ngừa tốt nhất. Cần vệ sinh tốt các vết cắt, vết trầy xước và vết côn trùng cắn đúng cách.
Để phòng ngừa bệnh chốc mép lan rộng ra và lây cho người khác, cần chú ý: Rửa sạch vùng bị tổn thương với nước xà phòng loãng dưới vòi nước chảy và băng nhẹ nhàng với gạc. Giặt riêng quần áo và khăn của người bệnh mỗi ngày và không cho người khác dùng chung các đồ vật cá nhân.
Mang găng tay khi bôi thuốc lên tổn thương và rửa sạch tay ngay sau đó. Đối với t.rẻ e.m bị chốc mép, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm trầy xước da. Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi bác sĩ đảm bảo là không còn khả năng lây lan. Rửa tay thường xuyên.
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN