Biểu hiện sốt cao, b.é t.rai 22 tháng t.uổi được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc, Hải Dương điều trị sau đó chuyển tuyến và t.ử v.ong.
B.é g.ái Phạm Thu Thảo 4 t.uổi, chị gái của bé An đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương
Sáng 25/12, đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xác nhận, 1 trường hợp b.é t.rai 22 tháng t.uổi t.ử v.ong sau khi đưa lên tuyến trên, với chẩn đoán ban đầu là n.hiễm t.rùng đường ruột do vi khuẩn không xác định.
B.é t.rai t.ử v.ong là Phạm Hà An, 22 tháng t.uổi là con của vợ chồng anh Phạm Văn Linh ở xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bé An được gia đình đưa đến nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc vào 9h 15 ngày 23/12 với biểu hiện sốt cao, sức khỏe yếu. Chẩn đoán ban đầu tại Khoa Nhi là viêm phổi nặng do vi khuẩn không xác định và n.hiễm t.rùng đường ruột do vi khuẩn chưa xác định loài. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo quy trình.
Đến 11h 45 cùng ngày, bác sỹ trực khám thấy bé An vẫn khó thở, người tím tái phải dùng ô xy hỗ trợ, khí dung thuốc giãn phế quản. Đến 12h cùng ngày, bé An trong tình trạng suy hô hấp nặng và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Hải Dương. Tại đây, chẩn đoán tình trạng xấu lên, tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, đến 24h ngày 23/12, gia đình bé An thông báo với Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc là bé đã t.ử v.ong và yêu cầu làm rõ nguyên nhân t.ử v.ong cũng như quy trình điều trị tại trung tâm.
Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc gửi Sở Y tế tỉnh Hải Dương
Bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, ngày 24/12, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc đã có văn bản báo cáo tóm tắt trường hợp bệnh nhân nặng điều trị tại đơn vị. Trong đó, khẳng định đảm bảo quy trình khám, điều trị bệnh theo quy định. Chẩn đoán bệnh khi chuyển tuyến là suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng và n.hiễm t.rùng ruột do vi khuẩn không xác định loài. Đơn vị sẽ thành lập hội đồng y khoa để kiểm tra lại quy trình và xác định rõ nguyên căn của bệnh nhân để có câu trả lời theo đề nghị của gia đình bé An.
Hiện, b.é g.ái Phạm Thu Thảo 4 t.uổi là chị gái ruột của bé An cũng đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương với những triệu trứng bệnh giống nhau. Bác sĩ Nguyễn Thị Thức, Giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết, đến nay, bé Thảo đã hạ được cơn sốt, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị theo đúng phác đồ. Bệnh viện cũng đã báo cáo toàn bộ nội dung liên quan đến việc 2 chị em bé An và Thảo với Sở Y tế tỉnh Hải Dương để xin ý kiến chỉ đạo.
Theo baogiaothong
Nhiều bệnh nhi tại Hải Dương nhập viện do mắc cúm A
Ngày 25/12, thông tin của Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay, bệnh viện này luôn trong tình trạng quá tải do lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao, đặc biệt là các ca bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận trên 400 bệnh nhi đến khám, trong đó gần một nửa là mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Hải Dương.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng khoa Truyền nhiễm của bệnh viện, hiện nay, có 600 bệnh nhân điều trị nội trú các bệnh về đường hô hấp, một nửa trong số bệnh nhân này nhiễm cúm A. Bệnh viện đã phải bố trí thêm gần 200 giường bệnh (từ 310 giường lên 500 giường) nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.
Hơn 2 tuần nay, bé M.Đ (3 t.uổi) phải nằm nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Hải Dương) do mắc cúm A. Theo gia đình, trước đó bé M.Đ sốt cao gần 40 độ C, sau khi uống thuốc thì giảm sốt, nhưng ho nhiều, viêm phổi, gia đình đưa bé vào Bệnh viện Nhi Hải Dương khám. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với vi rút cúm A.
Cùng nằm điều trị bệnh cúm A ở Bệnh viện Nhi Hải Dương, bé M.Q (11 tháng t.uổi) cũng có các biểu hiện sốt cao và được chuẩn đoán viêm đường hô hấp.
Thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện để vi rút gây bệnh phát triển nhanh, hệ miễn dịch của con người không ứng phó kịp, đặc biệt t.rẻ e.m, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch kém.
Bệnh cúm A hay còn gọi là cúm mùa, là một bệnh dễ lây lan thành dịch. Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng như liên tục sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, có thể bị tiêu chảy.
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ; khi con có các triệu chứng nhiễm cúm thì cần đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám; tránh cho con đến những nơi đông người; giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, cho ăn uống đủ dinh dưỡng; tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Tin, ảnh: Thanh Nga
Theo TTXVN