Hàng ngày vẫn ăn mộc nhĩ mà ít người biết điều đại kỵ này

Mộc nhĩ không chỉ ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách nó sẽ gây ra nhiều nguy hại khôn lường.

hang ngay van an moc nhi ma it nguoi biet dieu dai ky nay f431f1

Mộc nhĩ là món ăn ngon được nhiều người ưa thích.

Đối với nhiều gia đình, việc sử dụng mộc nhĩ trong chế biến món ăn hàng ngày là điều không thể thiếu. Thực phẩm này không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi mà còn có tác dụng lọc m.áu, ngăn ngừa m.áu đông, giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến thận, nhuận tràng, đen tóc,…

Theo khoa học, mộc nhĩ đen có chứa thành phần polysacarit, có thể thúc đẩy, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Lượng vitamin K, vitamin E, canxi, collagen thực vật, protein, sắt… có trong mộc nhĩ giúp hoạt huyết, sạch đường ruột, phổi, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và giảm cân.

Tuy nhiên, mộc nhĩ cũng có thể thành chất độc nguy hại nếu không được sử dụng đúng cách.

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

hang ngay van an moc nhi ma it nguoi biet dieu dai ky nay 0fa4f3

Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Ngoài ra, khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, mất đi độ giòn ngon miệng tự nhiên.

Mộc nhĩ ngâm quá lâu

hang ngay van an moc nhi ma it nguoi biet dieu dai ky nay 6b80c6

Mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc sinh học cấp tính.

Thời gian ngâm mộc nhĩ trong nước không được quá 8 giờ đồng hồ. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí cao, thời gian còn phải rút ngắn hơn nữa.

Ăn quá nhiều mộc nhĩ

Mộc nhĩ có nhiều chất xơ nên nếu ăn quá nhiều và không nhai kĩ sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột.

Ăn mộc nhĩ tươi

hang ngay van an moc nhi ma it nguoi biet dieu dai ky nay c89be2

Ăn mộc nhĩ tươi có độc.

Khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, nặng có thể gây hoại tử da nghiêm trọng.

Mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

Cách chọn mộc nhĩ ngon nhất

Chọn mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon và giòn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn.

hang ngay van an moc nhi ma it nguoi biet dieu dai ky nay 7d843e

Không chọn mộc nhĩ có vết đen hay màu đỏ cam.

Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.

Giống như tất cả các loại thực phẩm khác, mộc nhĩ cũng có kiêng kị đó là không nên nấu cùng thịt ba ba vì sẽ làm p.hân h.ủy chất đạm của món ăn.

Phụ nữ đang mang thai, người tiêu hóa kém và bị dị ứng cũng tránh ăn để đảm bảo sức khỏe.

Minh Khôi (T/h)

Theo doisongphapluat

Mộc nhĩ: Cực tốt và cực độc, chú ý khi ăn kẻo ân hận mấy cũng muộn

Mộc nhĩ không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả gia đình.

moc nhi cuc tot va cuc doc chu y khi an keo an han may cung muon 084862

Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích tuyệt vời của mộc nhĩ với sức khỏe

Tăng cường hiệu quả của chức năng miễn dịch: Mộc nhĩ đen có chứa thành phần polysacarit, có thể thúc đẩy, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.

Làm giảm táo bón: Đối với bệnh nhân táo bón hoặc những người có vấn đề tương tự thì ăn một lượng mộc nhĩ đen thích hợp có thể đóng vai trò tốt trong việc điều chỉnh hoạt động của đường ruột, giảm nhanh tình trạng táo bón.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Mộc nhĩ đen chứa vitamin K, canxi và các chất dinh dưỡng khác, có thể ức chế hiệu quả tình trạng tụ m.áu trong, ngăn ngừa triệu cục m.áu đông to dần lên.

Thanh lọc đường ruột: Chất keo nhầy trong mộc nhĩ kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể, từ đó làm sạch ruột và dạ dày. Ngoài ra, mộc nhĩ rất giàu chất xơ và một loại collagen thực vật đặc biệt, chống táo bón, giúp cơ thể kịp thời thanh lọc và đào thải thức ăn.

moc nhi cuc tot va cuc doc chu y khi an keo an han may cung muon 38f926

Ảnh minh họa: Internet

Giảm béo: Thành phần axit nucleic trong mộc nhĩ có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong m.áu. Dùng liên tục một tuần có thể giảm cân và vòng một căng đầy.

Làm đẹp: Mộc nhĩ rất giàu protein và vitamin E giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ m.áu, phòng thiếu m.áu do thiếu sắt.

Tác dụng hạ đường huyết vượt trội: Hàm lượng chất xơ có trong mộc nhĩ đen rất cao, chủ yếu là chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể con người.

Tác dụng làm sạch phổi: Đây là món ăn được khuyến khích dành cho những người thích hút thuốc, vì mộc nhĩ đen có vai trò làm sạch phổi, ăn nhiều sẽ có tác dụng vệ sinh phổi, nhuận phổi một cách tối ưu.

moc nhi cuc tot va cuc doc chu y khi an keo an han may cung muon 3495a4

Ảnh minh họa: Internet

Những ‘đại kỵ’ khi ăn mộc nhĩ cần chú ý

Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5 – 3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

moc nhi cuc tot va cuc doc chu y khi an keo an han may cung muon d0025f

Ảnh minh họa: Internet

Không dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu

Mộc nhĩ khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

moc nhi cuc tot va cuc doc chu y khi an keo an han may cung muon f10945

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn mộc nhĩ tươi

Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.

Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

Những người không nên ăn mộc nhĩ

Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *