Ăn ngô luộc đem lại rất nhiều công dụng sức khỏe. Nhưng nếu ăn ngô luộc vỉa hè thì bạn cần cẩn trọng.
Không chỉ là món đồ ăn vặt ngon miệng, ngô luộc còn được sử dụng để làm bữa sáng cho nhiều người ăn vội, muốn đổi bữa. Một bắp ngô luộc nóng hổi giúp bạn nhanh chóng dập tắt cơn đói, thay vào đó là cảm giác no bụng lưng lửng. Dù là ban ngày hay buổi tối chưa kịp về nhà ăn cơm, ăn ngô luộc vỉa hè được coi là giải pháp khá hoàn hảo. Ăn nhẹ lại chỉ mất tầm chục nghìn mỗi bắp, vừa ngon vừa rẻ, ngô luộc trở thành lựa chọn của nhiều người.
Thực tế, ăn ngô luộc đem lại rất nhiều công dụng. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), ngô có vị ngọt, tính bình, đi vào tỳ, vị. Trong Ẩm thực chính yếu viết “Ngô chủ yếu là bổ trung ích khí”. Tỳ vị rất quan trọng đối với sinh mệnh (Tỳ vị luận). Tỳ vị có khỏe thì cơ thể mới khỏe… Xét về bản chất, ngô luộc là món đem lại nhiều công dụng chữa bệnh.
Nhưng điều ấy chỉ đúng khi bạn ăn ngô luộc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn với những bắp ngô luộc trong nồi bốc hơi nghi ngút khói nơi vỉa hè có vẻ chưa chắc đúng. Giới chuyên gia cảnh báo, việc ăn ngô luộc vỉa hè có thể khiến bạn rước bệnh vào người, trong đó không thể không nhắc đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cực cao từ thói quen ăn đồ ăn vặt này thường xuyên ngoài đường phố.
Ngô luộc vỉa hè dễ bị “phù phép” bởi đường hóa học cho vị ngọt hấp dẫn
Để làm ăn có lãi, đỡ mất nhiều thời gian, nhiều người bán hàng có thể sử dụng một vài chiêu giúp ngô ngon ngọt lại tiết kiệm nhiên liệu. Để ngô luộc vỉa hè muốn ngon ngọt hơn, người bán thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định. Ngô luộc khi sử dụng đường hóa học nếu ăn nhiều, ăn thường xuyên có nguy cơ gây ung thư cao.
Để ngô luộc vỉa hè muốn ngon ngọt hơn, người bán thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định.
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), đường hóa học có giá rất rẻ nên thường bị người tiêu dùng lạm dụng. Nhiều loại đường hóa học ngày nay đã bị cấm không sử dụng, một số loại vẫn cho dùng nhưng phải dùng đúng đối tượng. Ví dụ như đường cyclamate đã từng bị cấm sử dụng một thời vì có thể gây ung thư, sau đó lại được cho sử dụng. Điều này đã bị cấm tuyệt đối ở những nước tiên tiến.
“Đường hóa học có thể gây ung thư đã được chứng minh trong thực tế, do đó phải sử dụng đúng đối tượng và hàm lượng, dùng đúng trong các loại thực phẩm nhất định chứ không phải thích cái nào thì dùng vào cái đó. Tuy nhiên, ở nước ta, nguy cơ dùng đường hóa học cho tất cả các đối tượng là điều khó tránh khỏi, ví như đường cyclamate chỉ dùng trong ăn kiêng nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong cả nước giải khát, bánh kẹo, không phân biệt đối tượng người lớn lẫn t.rẻ e.m nên rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Đáng nói.
Dưới bàn tay của người bán hàng, việc sử dụng liều lượng không đúng cho phép sẽ biến món ngô luộc vỉa hè thật ngọt ngào, thật đậm đà, ăn thật ngon nhưng ẩn chứa nhiều nguy hiểm đi kèm, tích tụ lâu dài khó tránh khỏi bệnh ung thư.
Dùng pin luộc ngô để đỡ mất nhiều thời gian
Câu chuyện này đã từng được bàn tán rất nhiều trong quá khứ nhưng đáng tiếc nhiều người vẫn bỏ qua, hoặc vì tiện lợi, vì ngon miệng vẫn “khuất mắt trông coi”.
Để ngô chín đều, chín nhanh hơn, không loại trừ việc tiểu thương sử dụng pin để luộc cùng.
Để ngô chín đều, chín nhanh hơn, không loại trừ việc tiểu thương sử dụng pin để luộc cùng. Tính kiềm trong pin là điều kiện thuận lợi giúp tinh bột như ngô hấp thụ nước tốt hơn, từ đó mau chín hơn, đỡ tốn nhiên liệu đun nấu hơn. Tuy nhiên, những kim loại độc hại có trong pin có thể theo từng bắp ngô đi vào cơ thể gây phù não, suy thận, loãng xương… và tất nhiên về lâu dài không thể loại bỏ nguy cơ ung thư.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), dung dịch chủ yếu có trong pin là mangan. Đây là một kim loại rất độc, không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Chưa kể, trong pin cũng có nhiều chì, khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Khi hàm lượng chì vượt quá ngưỡng cho phép đi vào cơ thể có thể gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, chì nhiễm vào m.áu gây thiếu m.áu, suy dinh dưỡng… Với trẻ nhỏ, điều này càng nguy hiểm hơn thế. Điều đáng nói, dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm độc chì rất khó phát hiện, dấu hiệu ngộ độc do chì cũng rất khó phát hiện sớm, thường xuất hiện âm thầm.
Bổ sung muối diêm giúp ngô luộc vỉa hè không bị ôi thiu
Để tăng cường lợi nhuận bằng cách tận dụng ngô luộc chưa bán hết trong ngày, nhiều người bán hàng rong cũng sẵn sàng bổ sung muối diêm để tránh ôi thiu và bán hàng vào hôm sau. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định, muối diêm là phụ gia thực phẩm, vốn là hóa chất có thể sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên nó cũng có khuyến cáo nhất định, sử dụng quá liều sẽ gây hại sức khỏe.
Theo giới chuyên gia, tốt nhất nên ăn ngô luộc tại nhà bằng cách mua ngô về rồi tự luộc, tự mình kiểm tra được độ sạch bẩn khi đun nấu.
Đối với những người bán hàng vì lợi nhuận của bản thân, sẵn sàng bổ sung thêm muối diêm để “phù phép” từng bắp ngô là điều có thể xảy ra. Chưa kể, việc sử dụng muối diêm không đảm bảo, có lần nhiều tạp chất là kim loại nặng vốn không được dùng trong ngành thực phẩm thì nguy cơ mang bệnh mắc tật lại càng khó tránh. Việc dùng muối diêm không đúng liều lượng cho phép, chẳng may có lẫn cả kim loại nặng sẽ khiến người ăn ngô luộc vỉa hè bị rối loạn tiêu hóa, lâu dần sẽ tích tụ thành bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan…
Theo giới chuyên gia, tốt nhất nên ăn ngô luộc tại nhà bằng cách mua ngô về rồi tự luộc, tự mình kiểm tra được độ sạch bẩn khi đun nấu. Không nên ăn ngô luộc vỉa hè, nhất là những nơi bán không uy tín. Ngô luộc vỉa hè sử dụng pin, muối diêm rất khó bị phát hiện. Do đó, nếu là người tiêu dùng thông minh, chúng ta không nên bạ đâu ăn đó, tránh những hậu quả cho sức khỏe ngay trước mắt cũng như về lâu dài.
Con không lo cảm lạnh và ho sốt, mẹ ngày càng trắng trẻo, trẻ trung: Tất cả là nhờ loại cây lá quen thuộc nhà nào cũng có thể trồng
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, loại cây này rất phổ biến, cực dễ trồng tại nước ta, vừa giúp trẻ trung, khỏe mạnh lại giúp chị em dưỡng da trắng hồng mà không tốn t.iền cho mỹ phẩm…
Đông y ghi nhận lá tía tô có công dụng chữa bệnh, làm đẹp da hiệu quả
Có thể nói, tía tô là một những loại rau gia vị vô cùng quen thuộc trong bếp của người Việt. Chúng giúp món ăn thêm thơm ngon, đậm đà hơn. Nhưng không chỉ là rau gia vị, tía tô còn được coi là một vị thuốc trong Đông y. Cũng không phải là loại thuốc bình thường hay tầm thường, chúng thậm chí còn được liệt vào danh sách cây thuốc quý. Bởi lẽ, tía tô có tính kháng sinh cực mạnh.
Tía tô là một những loại rau gia vị vô cùng quen thuộc trong bếp của người Việt.
Với đặc tính dễ trồng, nếu có mua cũng chỉ mất vài nghìn một mớ, lá tía tô là thần dược giúp trẻ nhỏ, người lớn đều có thể vượt qua ốm sốt dễ dàng hơn, có khi chẳng cần đến một viên kháng sinh nào. Trong thời đại hiện nay, khi chủ đề lạm dụng kháng sinh ra rả khắp nơi khiến loài người khiếp sợ thì có thể nói, tía tô trở thành thần dược được nhiều người chú ý hơn thế. Nhất là trong gia đình bạn có trẻ nhỏ, loại lá này càng cần thiết để giúp bé vượt qua những cơn ốm vặt, giúp mẹ yên tâm con không phải uống thuốc.
Tính kháng sinh cực mạnh là điều không thể phủ nhận, lá tía tô còn được coi là thần dược dưỡng nhan. Hãy nghĩ mà xem, giờ đây bạn chỉ mất vài nghìn một mớ tía tô, an toàn hơn thì có thể tự trồng ở nhà cũng siêu dễ, dùng loại lá này để dưỡng da trắng hồng, thâm nám mờ dần, nhường chỗ cho sự trẻ trung, xinh đẹp, vậy thì còn gì bằng? Thực sự, lá tía tô có công dụng làm đẹp khá hiệu quả đến vậy nhưng có lẽ ít chị em để ý.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lương y ghi nhận, lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và dùng làm thuốc… Riêng với công dụng làm đẹp da, lương y cho biết, người ta thường sử dụng lá tía tô cùng với những vị thuốc khác như gừng, sả để làm nước xông mặt, giúp da mịn màng, trắng trẻo hơn.
Y học hiện đại cũng công nhận, tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe và P. Chúng không chỉ giúp món ăn của bạn thêm màu sắc, mùi vị, giúp bạn ngon miệng hơn mà còn có tính năng chữa bệnh cực tốt. Không chỉ vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, ngay cả những tháng ngày nóng nực như hiện nay, loại rau gia vị này vẫn nên có sẵn trong nhà để chữa các chứng bệnh ho, sốt, viêm họng… Chỉ cần bỏ một chút thời gian, công sức, bạn sẽ không tốn một xu mua thuốc mà vẫn có thể chấm dứt ốm sốt hoàn toàn nhờ ăn cháo tía tô, da đẹp lên trông thấy nhờ xông da hay uống nước lá tía tô…
Bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp da từ lá tía tô siêu dễ, giúp bạn khỏe đẹp hơn mà không tốn nhiều t.iền
– Chữa ho cho bé: Dùng 20g lá tía tô, 5g hoa đu đủ đực, 5g hoa khế và 5g đường phèn đem giã chung với nhau lấy nước cốt đem hấp cách thủy. Để nguội rồi cho bé uống tầm 5 lần, mỗi lần 2.5 ml. Bài thuốc này có thể áp dụng đối với những trẻ bị ho khan, ho nặng có đờm.
Tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe và P.
Hoặc, mẹ có thể sử dụng bài thuốc từ 100g lá tía tô, 100g lá kinh giới cả cành, 5g gừng, 500ml nước lọc. Lá tía tô, kinh giới đem rửa sạch, vò nhẹ, gừng rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun cùng 500ml nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp, uống nước này liên tục trong 5 ngày. Áp dụng được cho trẻ từ 1 t.uổi trở lên.
– Trẻ bị lên rôm sảy: Mỗi tuần, mẹ lấy lá tía tô đem nấu thành nước tắm cho bé một lần, vài lần như vậy sẽ thấy tình trạng rôm sảy giảm dần rồi hết hẳn mà không cần sử dụng thuốc hay hóa chất bôi ngoài da.
Để nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô, mẹ cần lấy một nắm lá tía tô đem rửa thật sạch với muối cho hết bụi bẩn và lông tơ trên lá để tránh gây kích ứng cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sau đó, cho toàn bộ phần lá trên vào máy xay sinh tố để xay nát ra, dùng rây lọc ra nước cốt để nấu nước tắm cho trẻ. Nếu không xay, mẹ có thể để nguyên lá nấu nước tắm, sau đó vớt sạch phần lá đi là được.
Nấu cháo tía tô ăn khi còn nóng giúp chữa cảm lạnh là cách được nhiều người áp dụng.
– Mẩn ngứa, mề đay: Lá tía tô rửa sạch đem giã lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt để uống và bã đắp lên các vùng bị mẩn ngứa, sau đó đợi da khô lại thì rửa với nước ấm.
– Chữa phong hàn: Nấu cháo tía tô ăn khi còn nóng hoặc sử dụng cành, lá tía tô nấu lên thành nước ngâm chân đều có thể giúp chữa cảm mạo hiệu quả.
– Làm đẹp da, dưỡng da mịn màng, giảm thâm nám: Xông da mặt mỗi tuần đều đặn với lá tía tô, gừng và sả. Bạn có thể vắt thêm chanh sau khi đun sôi hỗn hợp trên và xông mặt để cảm nhận kết quả rõ rệt hơn. Hoặc, uống đều đặn nước lá tía tô hàng ngày sẽ giúp da sáng bóng tự nhiên, loại bỏ tế bào c.hết hiệu quả.
Lưu ý: Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Ngoài ra, lá tía tô dù để ăn hay làm thuốc, làm đẹp cũng cần đảm bảo thật sạch vì loại lá này có mặt phủ lông, khó sạch nếu không rửa kỹ, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm sán… Tốt nhất nên ăn lá tía tô mà nhà trồng được để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe. Trong những trường hợp chữa bệnh cụ thể, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả cao.