Những sai lầm khi sử dụng dầu ăn nhiều người mắc phải

Tuy là một nguyên liệu quen thuộc nhưng để bảo vệ sức khỏe của thành viên trong gia đình, các bà nội trợ cần phải chú ý những sai lầm khi sử dụng dầu ăn dưới đây:

nhung sai lam khi su dung dau an nhieu nguoi mac phai 4f2fe0

Trong quá trình chiên rán, nên để nhiệt độ vừa phải, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy – Ảnh: Internet

Sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần

Vì tiếc rẻ dầu ăn mà nhiều người thường có thói quen giữ lại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Hơn nữa, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide…

Không chỉ vậy, những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư… Vì thế, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa

Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi cho dầu vào nồi và chờ dầu sôi đến bốc khói mới cho thức ăn vào để chiên, xào. Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen.

Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do dư thừa lipid…

Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Trong quá trình chiên rán, nên để nhiệt độ vừa phải, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.

Cho rằng dầu có màu sắc nhạt, trong là sản phẩm chất lượng

Đa số các bà nội trợ khi mua sắm, đều cho rằng dầu càng đậm càng kém chất lượng nhưng thực chất màu sắc của sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố, có thể là do công thức chế biến, mức độ tinh luyện hay nguyên liệu sản xuất. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện có màu càng nhạt và trong nhưng theo đó nhiều thành phần dinh dưỡng nguyên thủy cũng bị lấy đi.

Do đó, việc đ.ánh giá chất lượng của dầu khi chỉ nhìn vào màu sắc là chủ quan và không có cơ sở.

Không ăn mỡ động vật

Nhiều người thường không sử dụng mỡ động vật vì cho rằng nó có hại cho sức khỏe. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn.

Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là bạn nên kết hợp cả 2 loại mỡ động vật và dầu thực vật để cho món ăn thêm đậm đà và cũng là để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất và phát triển toàn diện.

Mọi loại dầu ô liu đều giống nhau

Nhiều bà nội trợ vẫn nghĩ đã là dầu ô liu thì đều giống nhau cả. Thực chất ra dầu ô liu trên thị trường có 2 loại được sử dụng với 2 mục đích khác nhau. Dầu ô liu nguyên chất là dầu chưa qua quá trình tinh luyện, được chắt từ nước ép của quả ô liu nên mang hương vị tinh khiết, giàu phenol và chất chống oxy hóa.

Nếu dùng dầu ô liu nguyên chất để xào rau, hàm lượng phenol rất dễ bị phá hủy. Bởi vậy, làm salad và rau trộn chính là lựa chọn thích hợp dành cho loại dầu khá “kén chọn” này.

Trong khi đó, dầu ô liu tinh luyện đã bị mất đi hàm lượng chất chống oxy hóa trong quá trình sản xuất, hương vị cũng kém thơm ngon hơn. Tuy nhiên, nhờ chứa nhiều hợp chất không no và có hàm lượng acid béo thấp, loại dầu này chịu nhiệt tốt hơn, thích hợp để sử dụng khi nấu nướng, chiên xào thức ăn.

Trung thành với 1 loại dầu ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi gia đình nên có sẵn 2 loại dầu ăn. Một loại dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt cá…; loại còn lại dùng cho các món chiên, rán. Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các a-xít béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn. Các loại dầu hỗn hợp sẽ thích hợp cho việc chiên rán vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Hà An

Theo motthegioi

Những lưu ý về sức khỏe, tránh đột tử khi tham gia thể thao

Tham gia thể thao rất tốt để duy trì sức khỏe tuy nhiên với nhiều đối tượng khi vận động không hợp lý sẽ dẫn đến các tác dụng ngược ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dễ dàng cướp đi tính mạng của bệnh nhân.

Đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch, t.uổi cao, gia đình có bệnh sử tim mạch trước đó. Chủ quan về sức khỏe, người bệnh rất có thể đột tử nếu tập luyện thể dục với cường độ cao.

Trong năm 2019, đã có nhiều cái c.hết thương tâm trong khi tham gia thể thao. Hồi giữa năm, ở một trận đấu nằm trong khuôn khổ Giải vô địch bóng đá miền bắc Argentina, thủ môn Ramon Ismael Coronel, 17 t.uổi Ramon Ismael Coronel đã bị đột tử trong một trận đấu ở Argentina, sau khi anh có tình huống dùng ngực cản phá quả phạt đền cứu thua cho đội nhà.

Hay trong trận đấu giữa Malanti Chiefs và Green Mamba ở giải VĐQG Swaziland (châu Phi) đầu năm, sau tiếng còi khai cuộc chỉ 15 phút, cầu thủ Papy Faty lên cơn đột quỵ. Anh được đưa tới bệnh viện ngay lập tức nhưng không qua khỏi.

nhung luu y ve suc khoe tranh dot tu khi tham gia the thao 537d39

Cầu thủ Papy Faty (áo xanh) lên cơn đột quỵ khi tham gia trận bóng

Điều quan trọng nhất trong rèn luyện thân thể là việc duy trì chế độ tập luyện nhất quán và lắng nghe cơ thể mình. Những sai lầm trong tập luyện thể dục, thể thao có thể khiến cơ thể bị kiệt sức, nguy hại sức khỏe. Hãy cùng xem những lưu ý khi tham gia thể thao để hoạt động vừa sức.

Các nguyên nhân gây đột tử khi tham gia thể thao

Đột tử hay xảy ra ở những môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động gắng sức cao như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, chạy marathon.

Đột tử hay xảy ra ở những người trẻ t.uổi chơi thể thao chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư và được cho là liên quan hầu hết đến bất thường tiềm ẩn của hệ tim mạch (chiếm 2/3 nguyên nhân các trường hợp đột tử). Những bất thường về tim mạch này ít bộc lộ hoặc không được phát hiện trước đó, khi gặp yếu tố gắng sức hay chấn thương trực tiếp sẽ gây ra những bệnh lý tim mạch cấp tính, gây t.ử v.ong ngay lập tức.

Các bệnh lý thường gặp như: bệnh lý cơ tim phì đại, bệnh lý động mạch vành, vỡ phình động mạch chủ do gắng sức, hoặc bệnh lý van tim, tim bẩm sinh và bất thường tim mạch ở những người cao to trong hội chứng Marfan. Chứng chấn động tim: đây là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở thanh thiếu niên mà không bị bất thường về tim. Tim bình thường bị một chấn động mạnh ở vùng giữa ngực, do banh đ.ánh trúng hay cú đ.ánh trực tiếp, làm tim ngưng hoạt động dù không có tổn thương xương hay cơ bao quanh ngực. Tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 65%.

Cần đo gắng sức tim mạch – hô hấp

Nhận định những nguy cơ tiềm ẩn khi tập luyện thể thao với cường độ nặng, theo các bác sỹ, khi triển khai đo gắng sức tim mạch – hô hấp, người đo sẽ được đ.ánh giá đồng thời hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ và chuyển hóa từ lúc nghỉ ngơi, bắt đầu vận động nhẹ đến vận động cường độ cao. Trong lúc gắng sức này, nhiều bệnh lý không hiện diện lúc nghỉ mà chỉ xuất hiện trong lúc gắng sức được bộc lộ ra như: huyết áp tăng giảm bất thường, rối loạn nhịp, thiếu m.áu cơ tim, hen suyễn, co thắt phế quản do gắng sức, rối loạn chức năng dây thanh…

Các bệnh lý càng nguy hiểm khi xuất hiện lúc gắng sức ở cường độ thấp và người bệnh có thể không nhận biết được, dẫn đến khi thi đấu hay gắng sức tập nặng sẽ dễ gặp phải tai biến. Do đó, để đảm bảo an toàn, mỗi cá nhân nên tham vấn chương trình tập luyện phù hợp với giới hạn sức khỏe của bản thân (đặc biệt những đối tượng có nguy cơ tim mạch, hô hấp, ít tập luyện hay tập luyện thường xuyên với cường độ cao). Trước khi quyết định tập môn thể thao cường độ tập luyện cao, có thể đo khám các chức năng hô hấp – tim mạch để xác định mức tập luyện cho phù hợp.

nhung luu y ve suc khoe tranh dot tu khi tham gia the thao 3930fb

Nhiều trường hợp đột tử khi đang tham gia thể thao

Vận động vừa sức, tầm soát sức khỏe

Tập thể thao gắng sức có thể dẫn đến đột tử với cả người trẻ t.uổi nếu mắc một số chứng bệnh liên quan đến tim (như cơ tim giãn nở, bệnh lý mạch vành). Những bệnh lý này bình thường không có triệu chứng, chỉ đến khi vận động gắng sức, đột ngột thì mới phát hiện được.

Bản thân sự gắng sức thể lực khi chơi thể thao không phải là nguyên nhân nhưng lại là yếu tố thuận lợi dẫn đến đột tử nếu ta có bất thường tim mạch. Dù đột tử rất hiếm xảy ra khi chơi thể thao, nhưng hậu quả thì nghiêm trọng và gần như gây t.ử v.ong, nên tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa chứng đột tử bằng cách khám sức khỏe định kỳ, hoặc khám sức khỏe trước khi tập luyện hoặc thi đấu thể thao.

Nếu có bất kỳ khó chịu nào khi gắng sức tập luyện thể thao như mệt bất thường, choáng váng, nghe tiếng tim bất thường hoặc nhịp tim không đều…, bạn nên ngưng gắng sức, nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ tim mạch.

Ngoài ra, khi tham gia thể thao cần lưu ý những vấn đề như: cần vận động đúng cách sẽ giảm nguy cơ chấn thương, giúp nhịp tim trở lại bình thường. Bù nước đúng cách, hoạt động cường độ cao ra mồ hôi nhiều, khiến cơ thể mất nước, vì vậy cần bù nước từ từ, đúng cách.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *