Ứng dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt cứu sống người ngừng tuần hoàn

Hiện, sức khỏe bệnh nhân Lê Phước Khánh (30 t.uổi, trú thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã bình phục và đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, điều trị tích cực tại tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

ung dung ky thuat ha than nhiet cuu song nguoi ngung tuan hoan b37d97

Bệnh nhân Khánh đã tỉnh táo sau ba ngày điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Chiều 24-12, TS,BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sỹ Bệnh viện Đà Nẵng vừa ứng dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt, cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn. Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên trong khu vực miền trung ứng dụng thành công kỹ thuật này.

Trước đó, bệnh nhân Khánh, mắc bệnh lý Brugada di truyền. Khi đang chơi bóng đá, bệnh nhân đột ngột rơi vào tình trạng ngừng tim dẫn tới hôn mê. Nhờ được đồng đội tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực ngay trên sân bóng, sau đó đưa vào Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (tỉnh Quảng Nam), tim của bệnh nhân đã đ.ập trở lại nhưng rối loạn không ngừng. Sau 40 phút từ khi ngừng thở, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Đà Nẵng. Lúc này, bệnh nhân đã trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, rối loạn nhịp tim, hôn mê sâu.

Bệnh nhân Khánh được chẩn đoán ngưng tuần hoàn ngoại viện. Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, dùng t.huốc a.n t.hần, điều trị thở máy, tuy nhiên bệnh nhân Khánh vẫn hôn mê do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn. Để cứu sống bệnh nhân, Bam Giám đốc bệnh viện đã quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên, bệnh nhân không ECMO được kiểm soát thân nhiệt chủ động. Các bác sĩ tiến h.ành h.ạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống còn 33 độ C, đưa bệnh nhân vào trạng thái ngủ đông. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ, nâng dần nhiệt độ bệnh nhân 0,25 độ C trong một giờ cho tới khi nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống sẽ giảm chuyển hóa, giảm tình trạng tổn thương não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não, từ đó hỗ trợ tế bào não hồi phục.

Sau ba ngày kiểm soát nhiệt độ cùng điều chỉnh những rối loạn nhịp tim và huyết áp, bệnh nhân dần bắt đầu mở mắt, chớp mắt và cử động được. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, giao tiếp tốt, phục hồi vận động, không có bất cứ di chứng thần kinh.

Ths,Bs Nguyễn Tấn Hùng (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng), người trực tiếp cứu chữa cho bệnh nhân Khánh cho biết, nhờ kịp thời áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt trong khoảng thời gian “vàng” mà bệnh nhân ngừng tuần hoàn sẽ có nhiều cơ hội sống, tăng khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn như trường hợp của bệnh nhân Khánh là điển hình.

Đươc biết, hiện bệnh nhân Khánh đang được theo dõi tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng. Để bảo đảm không tái diễn cảnh ngừng tim đột ngột, bệnh nhân này cần đặt máy ICD, chi phí lên tới 250 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân rất khó khăn, rất mong nhận được sự hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm, nhân ái. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Cô Võ Thị Lý, mẹ bệnh nhân Khánh, số điện thoại 0909137285.

ANH ĐÀO

Theo Nhân dân

Clip: Giây phút giành lại sự sống cho bệnh nhân đã ngừng tim, ngừng tuần hoàn

Bệnh nhân nam (45 t.uổi) đang truyền dịch tại trạm ý tế xã thì ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0. Các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu phối hợp thành công từ trạm y tế đến bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương để cứu sống ngoạn mục bệnh nhân này.

clip giay phut gianh lai su song cho benh nhan da ngung tim ngung tuan hoan 5f71aa

Ảnh minh họa

Lúc 8h55 ngáy 10/12, tổng đài trực cấp cứu BV Hùng Vương nhận tín hiệu gọi cấp cứu từ trạm y tế xã cách bệnh viện gần 10 km. Qua khai thác sơ bộ được biết, bệnh nhân nam 45 t.uổi đang được truyền dịch tại trạm y tế xã thì xuất hiện tím tái và ngừng tuần hoàn…

Chỉ ít phút sau các nhân viên thuộc đội cấp cứu ngoại viện đã có mặt tại trạm y tế xã, trước mắt các thầy thuốc, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0.

Đến khoảng hơn 9h cùng ngày, hai nhân viên trung tâm cấp cứu bắt đầu vừa ép tim ngoài lồng ngực nhằm tái tạo tuần hoàn vừa đặt nội khí quản để cung cấp oxi. Các nhân viên khác của trạm y tế xã cũng được huy động tối đa, thiết lập thêm đường truyền nhằm đưa các thuốc vận mạch.

Sau đó ít phút, bệnh nhân bắt đầu có những tín hiệu đáp ứng, trên màn hình monitoring các chỉ số sinh tồn bắt đầu xuất hiện, Sp02 từ 40 lên 50,70,80… Tuy nhiên sau hơn 20 phút ép tim, bóp bóng liên tục, tim của người bệnh vẫn chưa có tín hiệu đ.ập trở lại, lúc này 02 và các loại thuốc vận mạch mang theo xe đã sắp hết.

Nhận thấy tình trạng rất nguy kịch, bệnh nhân có thể sẽ t.ử v.ong, từ bệnh viện ban giám đốc tiếp tục điều thêm một xe cứu thương thứ hai mang theo đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, máy sốc tim, máy hút dịch…và một kíp cấp cứu khác.

9h40: Lúc này buồng điều trị của trạm y tế xã đã được trang bị như một phòng hồi sức tích cực thực thụ, bệnh nhân được sử dụng ba loại vận mạch với liều cao nhất, các nhân viên y tế vẫn thay nhau tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, các chỉ số, mạch, huyết áp có đáp ứng và dần được cải thiện. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn trong trạng thái mất ý thức, tim vẫn chưa có tín hiệu đ.ập trở lại.

Ê-kíp cấp cứu nhận thấy đây là trường hợp bệnh nhân đã rơi vào tình trạng cực kỳ nguy kịch và có nguy cơ t.ử v.ong rất cao nếu không được tăng cường các biện pháp hồi sức cấp cứu tối đa.

10h10: xe cấp cứu thứ ba với máy thở, bơm tiêm điện máy xét nghiệm khí m.áu và một số loại thuốc thiết yếu khác cùng một kíp cấp cứu mới bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất của bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp tục lên đường.

10h20: bệnh nhân vẫn trong trạng thái nguy kịch. Sau khi đã hội chẩn và xin ý kiến của các chuyên gia hồi sức cấp cứu từ khoa HSTC – Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Lương Minh Tuấn và kíp cấp cứu tiếp tục kiên trì áp dụng toàn bộ những biện pháp hồi sức tích cực nhất theo phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Sau gần 2 giờ ép tim ngoài lồng ngực, đến 10h45 mặc dù còn rất yếu ớt nhưng tim bệnh nhân bắt đầu tự đ.ập trở lại. Qua xét nghiệm tại chỗ, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, đây là hậu quả của việc ngừng tuần hoàn kéo dài, lactac>15, giảm tưới m.áu mô cực kỳ nặng. Bệnh nhân sau đó lại xuất hiện rung thất, ngừng tuần hoàn, nhưng với những thuốc và thiết bị có sẵn, ê-kíp đã xử lý thành công, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định, huyết áp 90/60, mạch 50 – 60 lần/ phút, Sp02 97% .

Xác định đây là ca bệnh phức tạp, nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được bác sĩ đầu ngành với các trang thiết bị hiện đại can thiệp, ê-kíp đã thông báo với gia đình và sau đó, lúc 11h15 cùng ngày một kíp cấp cứu, vận chuyển đặc biệt được huy động với những kịch bản được chuẩn bị rất kỹ lưỡng bắt đầu vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bạch Mai.

Sau hơn 3 giờ tiếp tục chiến đấu với tử thần trên xe cứu thương, 14h29 phút cùng ngày bệnh nhân đã được vận chuyển an toàn đến khoa HSTC (Bệnh viện Bạch Mai).

Tại đây, bằng các thiết bị cận lâm sàng hiện đại các thầy thuốc ở đây xác định, bệnh nhân ngừng tuần hoàn do bệnh viêm cơ tim cấp, một bệnh lý tim mạch thuộc loại cực kỳ nguy hiểm bởi nó diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán và đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Ngay trong chiều và đêm 10/12 bệnh nhân vẫn diễn biến rất nặng, tim của bệnh nhân vẫn tiếp tục rời rạc và có lúc ngừng đ.ập, tuy nhiên với tinh thần chiến đấu cao nhất, các thiết bị hiện đại nhất và các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất, gần sáng ngày 11/12 bệnh nhân đã được kết nối máy tim phổi nhân tạo và lọc m.áu liên tục…

Sau 7 ngày dưới sự hỗ trợ của máy ecmo, trái tim của bệnh nhân đã chính thức đ.ập trở lại, các chỉ số huyết động ổn định.

Theo thoidai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *