Đại diện Cục Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, dịch COVID-19 sẽ khó kiểm soát hơn vào mùa đông do điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.
Tính tới sáng 28/9, Việt Nam ghi nhận 1.074 trường hợp mắc COVID-19. Nước ta bước sang ngày thứ 26 liên tiếp không có ca lây lan trong cộng đồng.
Tuy nhiên, theo TS Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời gian tới nước ta có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh. Đặc biệt khi Việt Nam mở lại các đường bay thương mại quốc tế.
Các chuyên gia cũng nhận định công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, bởi đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.
Chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ khó kiểm soát hơn vào mùa đông. (Ảnh minh họa)
Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các địa phương xây dựng các phương án tổ chức cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 và cách ly theo dõi sức khỏe phù hợp đối với nhóm đối tượng nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, cộng đồng cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.
Theo Tiểu Ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tính tới thời điểm này, cả nước hiện có 16.829 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Nước ta có 999/1.074 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân còn lại, 3 người có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 4 người âm tính lần 2 và 12 ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Hiện, số ca t.ử v.ong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp t.ử v.ong đều là người cao t.uổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư m.áu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, n.hiễm t.rùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
“50% ca bệnh bạch hầu không có triệu chứng”
Theo TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng
Tại hội nghị về công tác phòng chống dịch bạch hầu diễn ra ngày 9/7, phân tích sâu về 53 ca đầu tiên mắc bệnh, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, có tới 25 ca không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc).
“Việc có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc là rõ ràng” – ông Tấn nhận định.
Tiêm vaccine phòng bạch hầu cho t.rẻ e.m.
Trong số các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là người trên 7 t.uổi (chiếm 85%), ghi nhận có người 50-60 t.uổi cũng mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ có 3 trường hợp/53 người (5,6%).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, các tỉnh Tây Nguyên phải làm tốt công tác truyền thông để làm sao thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân về phòng chống bệnh này; Làm tốt công tác kiểm soát ổ dịch; Tập huấn cho cán bộ y tế không chỉ kỹ năng chuyên môn mà cả về kĩ năng truyền thông và các địa phương cần quan tâm chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch.
“Trên thực tế có tình huống cán bộ y tế đã đến tận nhà vận động nhưng người dân vẫn không đi tiêm chủng, do đó trong công tác truyền thông cần đa dạng các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào, tuyên truyền bằng cách cầm tay chỉ việc theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.
Được biết, trong tuần này và tuần sau sẽ triển khai xét nghiệm bạch hầu tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Viện Dịch tễ Tây Nguyên sẵn sàng cung ứng 500.000 liều vaccine cho Tây Nguyên trong 1 ngày nhưng khó khăn là người dân phần lớn ở vùng sâu vùng xa, chưa có ý thức tiêm phòng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, muốn ngăn chặn nhanh, giảm t.ử v.ong, cách phát hiện sớm, điều trị triệt để rất quan trọng. Theo đó, các địa phương cần thực hiện đúng phương châm phong chống dịch: phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhưng quan trọng nữa là phải điều trị sớm. Ngay khi phát hiện ra ca bệnh, ngay lập tức phải cho người trong địa bàn (thôn, xã) uống thuốc điều trị dự phòng, giúp ngăn ngừa được biến chứng, lây lan.
Cũng theo Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, việc phòng chống dịch bạch hầu muốn thành công, phải huy động cấp uỷ chính quyền, tất cả ban ngành đoàn thể, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương vào cuộc.
Về vấn đề điều trị, ngoài việc giao Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thành lập 4 tổ công tác, cần thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa để hỗ trợ điều trị… Đồng thời Quyền Bộ trưởng giao Bệnh viện Bạch Mai phụ trách công tác mua sắm huyết thanh phục vụ công tác xét nghiệm dịch bệnh này…
Bộ Y tế sẽ hỗ trợ toàn bộ vaccine với khoảng 11 triệu liều; hỗ trợ một số danh mục vật tư tiêu hao; Cấp khẩu trang phòng chống dịch cho các địa phương có dịch ở Tây Nguyên (mỗi tỉnh khoảng 200.000 khẩu trang y tế)./.