Danh y 104 t.uổi tiết lộ 4 bí quyết trường thọ – dưỡng sinh hàng ngày quan trọng hơn chữa bệnh

Quốc y Đặng Thiết Đào vừa qua đời ở t.uổi 104 và để lại rất nhiều thành tựu nổi bật trong hơn suốt 80 năm hành nghề của mình. Đây là những bí quyết vừa hữu ích vừa đơn giản.

Danh y 104 t.uổi và những bí quyết dưỡng sinh tuyệt vời

Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào, sinh năm 1916, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng không chỉ tại Trung Quốc mà còn được quốc tế biết đến.

Ông là người thừa kế tiêu biểu của dự án di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bậc thầy đầu tiên về y học Trung Quốc, đã được Hiệp hội Y học Trung Quốc trao tặng bằng khen danh dự “G.iải t.hưởng đóng góp đặc biệt của Y học cổ truyền Trung Quốc trong việc chống SARS” năm 2003, năm 2009 Đạt g.iải t.hưởng Thành tựu trọn đời của Hiệp hội Y học Trung Quốc.

Trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu y học kéo dài hơn 80 năm, những người t.iền nhiệm của Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền y học Trung Quốc.

Trước đó, danh y Đặng Thiết Đào được đ.ánh giá là một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc, đến khi đạt 104 t.uổi vẫn là người tai tinh mắt thính, tư duy sáng suốt, ngôn ngữ lưu loát và bước đi vững vàng.

T.uổi thọ và sức khỏe chất lượng cao như vậy bắt nguồn từ triết lý của chính ông “dưỡng sinh quan trọng hơn chữa bệnh”. Ngày tháng trôi qua, ông sống được 104 t.uổi là cả một thời gian dài dựa vào dưỡng sinh tích lũy, mỗi ngày đều làm một chút.

Nhiều người tò mò, thói quen hàng ngày của Sư phụ Đặng Thiết Đào là gì? Nếu mỗi ngày đều kiên trì như vậy thì có thực sự có thể giữ gìn được sức khỏe tốt?

Sau đây là những điều bạn có thể muốn biết về những bí quyết dưỡng sinh của danh y Đặng Thiết Đào.

danh y 104 tuoi tiet lo 4 bi quyet truong tho duong sinh hang ngay quan trong hon chua benh 9de 5252006

1. Nền tảng dưỡng sinh cốt lõi: Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, có nguyên tắc hợp lý

Bậc thầy y học cổ truyền Trung Quốc Đặng Thiết Đào có một thói quen hàng ngày đều đặn là thức dậy lúc 7 giờ sáng, uống một cốc nước nóng khi bụng đói, chải đầu, xoa bóp chăm sóc bản thân, tập bài tập Bát đoạn cẩm trên ban công; trở về phòng đo huyết áp.

Thời gian dưỡng sinh buổi sáng: Ăn sáng lúc 8h30, đọc sách báo sau bữa ăn, uống trà nóng lúc 11h, ăn trưa lúc 12h, nghỉ trưa khoảng 13h30.

Thời gian dưỡng sinh buổi chiều: Ngủ dậy lúc 15h30, đi bộ lúc 16h30, đứng trong 20 phút, tự xoa bóp bấm huyệt Túc tam lý, huyệt Dũng tuyền và các huyệt khác trong khoảng 20 phút.

Thời gian dưỡng sinh buổi tối: 18h ăn tối, 21h tắm xen kẽ nước nóng lạnh, về phòng đo huyết áp, làm kỹ bảng ghi chép nhật ký đo huyết áp, rửa chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ vào mùa đông.

danh y 104 tuoi tiet lo 4 bi quyet truong tho duong sinh hang ngay quan trong hon chua benh 70e 5252006

2. Trụ cột của việc dưỡng sinh duy trì sức khỏe: Chế độ ăn uống lành mạnh

Câu hỏi được nhiều người muốn biết nhất dành cho danh y Đặng là “Tôi có thể ăn gì để sống lâu hơn?” Ông nói: “Chỉ có bốn chữ, ăn uống đa dạng (nhiều thực phẩm, không kén chọn)”

Chế độ ăn uống của danh y Đặng về cơ bản là: 3 bữa một ngày, các bữa ăn thông thường sẽ cố định về thời gian và số lượng, chỉ ăn đủ no 70% trong một bữa, duy trì chế độ ăn nhẹ nhàng thanh đạm, lương thực chính chủ yếu là gạo, trái cây và rau và một lượng nhất định khoai tây, yến mạch, đậu, kiều mạch.

Nhóm động vật thì ưu tiên cá, sau đó là thịt gà, tôm, trứng,… cố gắng cân bằng dinh dưỡng.

danh y 104 tuoi tiet lo 4 bi quyet truong tho duong sinh hang ngay quan trong hon chua benh 2fd 5252006

3, Dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe trước hết phải chú ý đến việc phòng ngừa

Quan điểm xuyên suốt của danh y Đặng Thiết Đào là: Dưỡng sinh quan trọng hơn chữa bệnh

1. Nâng cao chất lượng cuộc sống, theo đuổi sức khỏe chất lượng cao và t.uổi thọ cao. Trong y học, lấy chủ trương phòng bệnh là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp đỡ và hướng dẫn mọi người tu dưỡng thói quen sống tốt, phát triển sở thích chăm sóc cơ thể, bệnh tật sẽ tự nhiên mà rời xa.

2. Kết hợp giữa động và tĩnh, tĩnh trong việc dưỡng tâm: Trái tim là chủ của tinh thần, có thể kiểm soát cảm xúc tinh thần của bản thân, duy trì sự cân bằng ở cả bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Ngoài việc dưỡng sinh để trẻ hóa tinh thần trong cuộc sống hàng ngày, danh y Đặng còn được sử dụng những khoảng thời gian rảnh để thiền, các phương pháp khác để thư giãn, nghỉ ngơi.

Các điểm chính của thiền là: Ngồi bắt chéo một chân, ngồi vững trên ghế, thả lỏng phần thân trên tự nhiên, nhắm mắt tự nhiên, đặt hai tay trước bụng và ngồi yên trong khoảng 30 phút theo nhịp thở thông thường.

Giữ gìn sức khỏe không phải là ăn uống tất cả các loại sản phẩm sức khỏe (thực phẩm chức năng), cũng không phải là dựa vào những kiến thức cao siêu hiếm gặp, mà là xây dựng một lối sống và thói quen tốt, đơn giản và thuận tiện để có một cơ thể khỏe mạnh.

4, Nguyên tắc dưỡng sinh bền vững: Tuân thủ 2 thói quen mỗi ngày

1. Tắm xen kẽ nước nóng và lạnh

Trong nhiều thập kỷ, danh y Đặng nhấn mạnh thói quen tắm nước nóng lạnh giúp da đàn hồi tốt và hiếm khi xuất hiện các đốm đồi mồi.

Việc tuân thủ luân phiên việc tắm nước nóng và lạnh cũng có thể giúp lưu thông m.áu trong các mạch m.áu khắp cơ thể.

Ông tiện thể nhắc nhở người già, bệnh nhân cao huyết áp không nên để nhiệt độ nước quá chênh lệch lúc mới tắm, có thể tăng nhiệt độ chênh lệch sau khi cơ thể thích nghi.

2. Thường xuyên chải tóc

Ông thường dùng lược ngà để chải đầu thường xuyên hàng ngày, sau khi ngủ dậy nên chải da đầu giúp thông thoáng các dây thần kinh vùng đầu, đồng thời giúp rèn luyện sức mạnh cánh tay để chống tê cứng vai.

Ngoài ra, có thể cào hay chải tất cả các bộ phận khác vùng chi, thân, mạch m.áu, khớp xương để thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khơi thông các mạch m.áu trong cơ thể, từ đó có thể chăm sóc nuôi dưỡng cơ thể.

Mặc dù các phương pháp giữ gìn sức khỏe của danh y Đặng Thiết Đào dường như không có gì nổi bật, nhưng khi các phương pháp này được thực hiện đều đặn vào cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ phát triển thành một phong cách sống tốt, để tình trạng sức khỏe và t.uổi thọ đến gần hơn với bạn.

Thói quen sống tốt thì chất lượng sống cao: Trước ngủ 3 không nên, dậy sớm 3 không được, cơm xong 3 không vội

Sáng ngủ dậy, sau bữa cơm và trước khi đi ngủ là 3 mốc quan trọng mỗi ngày trong dưỡng sinh.

thoi quen song tot thi chat luong song cao truoc ngu 3 khong nen day som 3 khong duoc com xong 3 khong voi 4a8 5004750

Dưỡng sinh trung y truyền thống chủ trương, dưỡng sinh phải nắm bắt tuần tự theo quy luật tự nhiên. Sáng ngủ dậy, sau bữa cơm và trước khi đi ngủ là 3 mốc quan trọng mỗi ngày trong dưỡng sinh.

Trong đó mỗi mốc lại có những bí quyết dưỡng sinh riêng mà chúng ta phải đặc biệt lưu ý để có được cuộc sống chất lượng cao.

01

Dậy sớm 3 không được

Buổi sáng thức dậy là lúc cơ thể từ chuyển từ trạng thái ngủ say sang trạng thái vận động, trong đó có 3 điều không được làm khi vừa thức dậy:

thoi quen song tot thi chat luong song cao truoc ngu 3 khong nen day som 3 khong duoc com xong 3 khong voi 7f5 5004750

Một là, không được bật người dậy

Buổi sáng khi vừa mới thức dậy, cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi vẫn còn trong trạng thái hỗn độn. Khi ngủ, tim sẽ đ.ập chậm hơn, tốc độ truyền m.áu cũng chậm hơn.

Nếu lúc này, vội vàng bật dậy, m.áu đột nhiên trào ngược, dễ gây xuất huyết não, bệnh tim mạch.

Thầy thuốc xưa nhắc nhở rằng: “Bình minh tỉnh dậy, phải tỉnh tim trước rồi mới tỉnh mắt, hai tay xoa nóng, chườm lên mắt nhiều lần, mắt trái, mắt phải, mỗi bên đảo 9 lần, bịt mắt một lúc, rồi mở to”.

Trước khi ngồi dậy, nằm thẳng trên giường, hai tay xoa vào nhau cho nóng, rồi dùng lòng bàn tay bịt mắt lại. Lặp lại vài lần, rồi chuyển động nhãn cầu, mở mắt và ngồi dậy.

Làm như vậy có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ thần kinh mặt, tránh bị kích thích bởi gió lạnh.

Hai là, không được nhịn đại tiện, tiểu tiện

Trong “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Đại tràng là cơ quan bài tiết, chất thải chuyển hóa từ đó mà ra”.

Sáng sớm là lúc đại tràng hoạt động mãnh liệt nhất. Lúc này, đại tràng vừa kết thúc công tác hấp thụ dinh dưỡng, chuẩn bị đào thải chất thải và cặn bã.

Những người ăn uống điều độ, có sức khỏe thường sẽ muốn đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Đại tiện, tiểu tiện quy luật là tiêu chí đ.ánh giá các cơ quan trong cơ thể người có hoạt động bình thường hay không?

Đại tiện, tiểu tiện đúng giờ sau khi thức dậy giúp giảm gánh nặng cho đại tràng và gan, giúp giảm áp lực cho bàng quang.

Do vậy, một khi muốn đi vệ sinh, tuyệt đối không được nhịn, nên nhanh chóng đào thải.

Sau khi ngủ dậy, có thể uống cốc nước, giúp giữ ẩm đường ruột, hỗ trợ cơ thể thải độc.

thoi quen song tot thi chat luong song cao truoc ngu 3 khong nen day som 3 khong duoc com xong 3 khong voi 8d2 5004750

Ba là, không được coi thường bữa sáng

“Hoàng đế nội kinh” từng viết: “Dạ dày là biển chứa lục phủ ngũ tạng”.

Buổi sáng sớm là lúc thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ nhất trong ngày.

Nếu không ăn bữa sáng, dạ dày vận hành trong trạng thái trống rỗng sẽ dễ gây tổn thương lục phủ ngũ tạng.

Nhất là sau khi “thải độc” buổi sáng, càng phải nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Do vậy, thời gian ăn sáng không nên trì hoãn, phân lượng không nhiều, không ít, dùng bữa không được vội vàng.

Chịu khó dậy sớm 30 phút, thưởng thức bữa sáng một cách khoan khoái. Chỉ khi có đầy đủ dinh dưỡng, mới giúp bạn có đủ năng lượng để làm việc và học tập cả ngày.

02

Cơm xong 3 không vội

Sau ăn là giai đoạn quan trọng để hấp thụ chất dinh dưỡng, do vậy có 3 điều không được vội:

Một là, không vội nằm xuống

Dược Vương Tôn Tư Mạc từng nói: “Ăn no vội nằm, ắt sinh bách bệnh”.

Ăn no vội nằm là chỉ vừa ăn no xong liền vội vàng nằm xuống nghỉ ngơi. Thức ăn trong bụng chưa kịp tiêu hóa, tích tụ dễ sinh bệnh tật.

Thế nên mới có câu nói: “sau ăn đi trăm bước, sống đến 100 tuổi” . Nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng sau ăn sẽ rất tốt cho tiêu hóa.

Vừa thúc đẩy tiêu hóa, vừa giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho sức khỏe.

Hai là, không vội vận động mạnh

Khi vừa mới ăn no xong, trong dạ dày vẫn còn một lượng lớn thức ăn chưa tiêu hóa. Nếu vội vàng vận động mạnh, dễ khiến bị sa dạ dày. Do vậy, không nên vội vàng vận động mạnh ngay sau khi ăn.

Sau ăn nên nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng, mới nên đi lại nhẹ nhàng, vận động sao cho cơ thể hơi ấm lên là đủ.

Ba là, không vội ăn hoa quả

Hoàng đế nội kinh có viết: “ngu côc vi dương, ngu qua vi trơ, ngu suc vi ich, ngu thai vi sung”. Ngu côc la thưc phâm cung câp dinh dương, hoa qua la thưc phâm hô trơ, gia câm va gia suc la thưc phâm bôi bô, rau cu la thưc phâm bô sung.

Ngũ cốc, rau quả và các loại thịt là nguồn chuyên cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản nhất cho cơ thể người. Ăn chút hoa quả sau bữa cơm có tác dụng bổ sung vi-ta-min và chất xơ.

Nhưng nếu ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày vốn đang no chướng. Vậy nên, đợi thức ăn tiêu hóa một lúc rồi bổ sung thêm hoa quả phù hợp là tốt nhất.

thoi quen song tot thi chat luong song cao truoc ngu 3 khong nen day som 3 khong duoc com xong 3 khong voi 006 5004750

03

Trước ngủ 3 không nên

Trước khi đi ngủ là thời khắc quan trọng để cơ thể và tinh thần điều tiết nghỉ ngơi, có 3 việc không nên làm.

Một là, không ăn đêm

Một số người thích ăn đêm, đặc biệt là những thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ nướng…

Những thức ăn này sẽ mang lại gánh nặng to lớn cho tỳ tạng.

Tỳ tạng có liên quan mật thiết với chức năng tiêu hóa trong cơ thể. Nước bọt là do tỳ tạng sản sinh và kiểm soát.

Tỳ tạng khỏe mạnh giúp kiểm soát nước bọt không bị tràn ra miệng. Nhưng nếu tỳ tạng phải chịu gánh nặng lớn, mất chức năng kiểm soát sẽ gây ra hiện tượng “chảy nước miếng” khi ngủ.

Hai là, không nên quá kiệt sức

Đêm tối là lúc dương khí quy tụ, âm khí trỗi dậy.

Nếu quá kiệt sức trước khi ngủ, sẽ khiến dương khí suy kiệt, hao tổn khí huyết. Khí hư thiếu m.áu khiến giấc ngủ bất an, mê man, không được sâu giấc.

Do vậy, trước khi ngủ không nên quá kiệt sức, cho cơ thể một khoảng thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để có một giấc ngủ sâu.

Ba là, không nên suy tư, lo lắng

Trung Y cho rằng “đắc thần giả xương, thất thần giả vong”. Điều dưỡng tinh thần, gìn giữ sức khỏe quý ở tĩnh dưỡng.

Quá sức trước khi ngủ khiến cơ thể bất an. Lo lắng, suy tư trước khi ngủ khiến tâm không thể tĩnh.

Muốn bảo đảm chất lượng giấc ngủ, không những phải để cơ thể được nghỉ ngơi, mà còn để tinh thần được thư thái, yên tĩnh trước khi đi ngủ.

Có những thói quen sống tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại có tác hại lớn đối với cơ thể. Hy vọng, qua bài viết này, chúng ta phần nào nắm được những điều cơ bản nhất để giúp mình có một cơ thể khỏe mạnh, một sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng cao. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *